• Thể loại

  • Sắp xếp theo

  • Nhập lại

Đại nghĩa diệt thân

Tác giả:
Lượt nghe: 1402

*Hồi tưởng lại năm xưa, chúng ta chẳng khỏi ngậm ngùi về nỗi thảm của tổ tiên ta, cách gần một trăm năm hồi trước, phải chịu cái cảnh thê lương nước mất nhà tan, sao dời vật đổi. Trong lúc ấy trời Đồng Nhâm ở đất Gia Định rung rinh, cây cỏ héo sầu, sanh linh đồ than. Nhắc lại tình cảnh đó để truy niệm đau khổ của người trước, mà cũng đề phòng việc về sau, đặng suy cổ nghiệm kim rồi ung đúc tâm hồn mà giữ gìn non nước, làm như vậy tưởng không phải là làm việc vô ích. Năm Tự Đức thứ 11, nhằm năm Mậu Ngọ 1858 nước Pháp lại cớ triều đình Việt Nam cấm đạo bèn phái Hải quân Trung tướng Rigault de Genouilly chỉ huy một đoàn thuyền qua đỗ bộ lên đánh hải khẩu Đà Nẵng (Tourane) có một tiểu đoàn binh Tây Ban Nha theo trợ lực. Giặc chiếm Đà Nẵng toan đánh vào đô thành Huế, nhưng gặp binh ta chống ngăn mạnh mẽ nên tiến không nổi. Qua tháng Giêng năm sau là năm 1859, Trung tướng Rigault de Genouilly bèn đổi chiến lược để [ …]

Sao khuê lấp lánh

Tác giả:
Lượt nghe: 743

Sao Khuê Lấp Lánh là tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Đức Hiền viết về cuộc đời Nguyễn Trãi, vị anh hùng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, giúp Lê Lợi đánh bại quân xâm lược nhà Minh. Nguyễn Trãi còn là nhà thơ lớn của dân tộc Việt nam và đã được tôn vinh là danh nhân văn hóa thế giới. Ngoài cốt truyện đặc sắc, tạo dựng không khí lịch sử rất gợi, “Sao Khuê lấp lánh” còn thể hiện tính nhân văn đậm đà. Tác phẩm được Nhà xuất bản Kim Đồng in lần đầu tiên năm 1975 và được tái bản nhiều lần.

Huyền Trân Công Chúa

Tác giả:
Lượt nghe: 676

Cuốn sách lý giải uẩn khúc trong cuộc đời nàng công chúa huyền thoại đời Trần, thực hư một mối tình lịch sử. Làm thế nào Huyền Trân công chúa có thể thoát khỏi nước Chiêm Thành mà không phải chịu án “hỏa táng” theo vua Chế Mân khi nhà vua băng hà? Làm thế nào để nàng và đoàn hộ tống có thể sống sót trở về sau hơn một năm lênh đênh trên biển? Câu trả lời sẽ có trong cuốn sách nhỏ này.

Chiếc ngai vàng

Tác giả:
Lượt nghe: 477

Tiểu thuyết chủ đề lịch sử của nhà văn Lan Khai được xuất bản vào năm 1937. Ông được đánh giá là một cây bút sung mãn, một nhà văn “đường rừng” sáng giá. Dù ở thể loại nào ngòi bút của ông vẫn thuyết phục được cảm tình và lí tính của độc giả.

Các vị nữ danh nhân Việt Nam

Tác giả:
Lượt nghe: 482

Sách viết về 28 nữ danh nhân Việt Nam qua các thời kỳ: Hai Bà Trưng, Lê Chân, Bà Triệu, Ỷ Lan, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương, Bùi Thị Xuân, Từ Dũ, Bà huyện Thanh Quan, Sương Nguyệt Ánh, Đạm Phương, Năm Phỉ, Cô Giang, Nguyễn Thị Nhỏ, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Định, Thích nữ Huỳnh Liên, Nhất Chi M Sách in lần 3 có chỉnh sửa, bổ sung nhân kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Hội Phụ nữ Việt Nam (20-10-1930- 20-10- 2020)

Gia Cát Lượng từ nhỏ đã lập chí lớn

Tác giả:
Lượt nghe: 571

Hội thề

Tác giả:
Lượt nghe: 530

Sau chiến thắng lẫy lừng tại Xương Giang, vòng vây Đông Quan của nghĩa quân Lam Sơn càng được siết chặt. Quân Minh trong thành như cá nằm trên thớt. Thay vì tiếp tục nạn can qua giữa đôi bên, Lê Lợi đã chủ động cho Tổng binh Vương Thông ra hàng, mở Hội thề Đông Quan lịch sử, đất nước từ đây sạch bóng quân thù trong gần 400 năm. Không phải là một cuốn sách kể truyện lịch sử đơn thuần, Hội thề đem đến cho độc giả góc nhìn mới, kiến giải mới về những nhân vật cách đây sáu thế kỷ: Lê Lợi anh hùng cái thế, nhà lãnh đạo xuất sắc nhưng trong thâm tâm ông mãi là một hào trưởng chân chất xứ Mường. Phạm Vấn, Lê Sát, Lê Ngân xông pha trận mạc, kiêu dũng có thừa song lại hiếu sát, mưu quyền đoạt lợi. Trần Nguyên Hãn là một mưu sĩ hết lòng vì nước tuy nhiên vẫn ngấm ngầm nhúng tay vào việc tranh ngôi Thái tử, hay Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ phải kìm nén tình yêu trong thời bão lửa dù được nhà vui ưu ái hết lòng… [ …]

Bà Chúa Chè

Tác giả:
Lượt nghe: 411

Cuộc đời của tuyên phi Đặng Thị Huệ và bối cảnh đất nước thế kỉ 18. Những biến cố, những cuộc ganh đua quyền bính. Dưới góc nhìn của nhà văn Nguyễn Triệu Luật, hình ảnh của Đặng Thị Huệ hiện lên khác hẳn với rất nhiều tác phẩm đương thời. Bên cạnh Bà Chúa Chè là tác phẩm Rắn báo oán, viết về cuộc đời và số phận của Nữ học sĩ Nguyễn Thị Lộ, vụ án Lệ Chi viên và số phận oan khiên của Nguyễn Trãi.

Nguyên Phi Ỷ Lan

Tác giả:
Lượt nghe: 322

Trăng nước Chương Dương

Tác giả:
Lượt nghe: 223

Thiên truyện lịch sử hào hùng của nhà văn Hà Ân về cuộc chiến oanh liệt chống quân Nguyên Mông của nhà Trần (“Bên bờ Thiên Mạc”, “Trên sông truyền hịch”, “Trăng nước Chương Dương”) được xuất bản với hình thức hoàn toàn mới qua minh hoạ của hoạ sĩ Thành Phong. “… Trăm họ! Trăm họ là một sức mạnh vô địch. Trăm họ có thể hi sinh từ niềm vui, lẽ sống đến tài sản, tính mạng của họ cho đất nước độc lập. Ngọn bút Song Chu trong tay Trần Quốc Tuấn lướt nhanh như trôi trên trang giấy lụa mịn màng… Vị tướng già đang thảo hịch, bản hịch của ông, bản hịch sẽ làm nức lòng chư tướng và sĩ tốt.” – Trích TRÊN SÔNG TRUYỀN HỊCH – Hà Ân “22 năm cầm bút, Hà Ân thực đã tạo được con đường riêng cho mình. 11 cuốn truyện lịch sử viết cho thiếu nhi của ông đã nói rõ con đường ấy: Ông đúng là nhà văn của các em, người kể chuyện lịch sử hào hứng và thú vị của tuổi trẻ… Bằng cái nhìn niềm nở với quá khứ, ở đó mọi năng [ …]

Am Mây Ngủ

Tác giả:
Lượt nghe: 189

Năm 1306, Huyền Trân công chúa (con gái vua Trần Nhân Tông, em gái vua Trần Anh Tông) được gả cho Quốc vương Chiêm Thành là Chế Mân để đổi lấy hai châu Ô, Lý, mở rộng bờ cõi nước Việt. Một năm sau, Chế Mân chết, Huyền Trân công chúa được Anh Tông hoàng đế sai Trần Khắc Chung cướp về, và xuất gia làm ni sư. Câu chuyện về công chúa được truyền tụng trong dân gian, khiến công chúa trở thành một trong những công chúa nổi tiếng nhất và ảnh hưởng nhất trong lịch sử Việt Nam. Am mây ngủ của thiền sư Thích Nhất Hạnh là câu chuyện về công chúa Huyền Trân. Nhưng ở đây hình ảnh công chúa không thể tách rời ra khỏi hình ảnh của người tăng sĩ áo vải sống tên am Ngoạ Vân núi Yên Tử. Người ấy là Trúc Lâm Đại sĩ, tổ thứ nhất của Thiền phái Trúc Lâm. Trước khi trở thành Thiền sư, Ngài từng là vua Đại Việt – vua Trần Nhân Tông – người đã hai lần đẩy lui cuộc xâm lăng của quân Nguyên Mông. Trong Am Mây Ngủ, tác giả đã [ …]

Bên bờ Thiên Mạc

Tác giả:
Lượt nghe: 231

“Bên bờ Thiên Mạc” là tập truyện lịch sử kể về vị tướng Trần Bình Trọng tài năng đã hy sinh anh dũng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ 2 (năm 1285) khi ông mới 26 tuổi. Nhân vật nổi tiếng trong lịch sử chống xâm lăng của Đại Việt đã được “nhà văn kể chuyện xưa” khắc họa khá dày công trong một tập truyện ngắn về dung lượng này từ cung cách ông ứng xử với nhân dân, quân sỹ đến khí tiết hiên ngang của ông khi sa vào tay giặc. Cuốn sách cũng có nhưng đoạn đặc tả về phong thái uy nghi của Hưng Đạo Vương – Trần Quốc Tuấn, vua Trần Nhân Tông. Ngoài ra chúng ta cũng thấy đâu đó những nhân vất “anh hùng nhân dân” như ông già Màn Trò, chú lính trẻ Hoàng Đỗ.

Chiến Đấu Trong Vòng Vây

Tác giả:
Lượt nghe: 302

Hơn bốn chục năm đấu tranh cách mạng của nhân dân ta từ ngày có Đảng sẽ mãi mãi được khắc bằng những chữ vàng chói lọi trong lịch sử đấu tranh oanh liệt hàng ngàn năm dựng nước và chiến đấu giữ nước của dân tộc. Sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của Đảng và nhân dân ta đã vượt lên trên ý nghĩa của một cuộc chiến đấu chống xâm lược ở một nước vì nó chứng minh những chân lý mới của thời đại mới. Trong sự nghiệp vĩ đại đó hiện lên hình ảnh của Hồ Chủ Tịch , hùng vĩ mà giản dị, thiêng liêng mà gần gũi, rực rỡ mà thuần khiết như ánh ban mai. Dưới sự lãnh đạo của Người, dân tộc Việt Nam đã làm nên những kỳ tích có một không hai. Tập Hồi ức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ nhắc chúng ta nhớ về những ngày tháng gian khổ mà hào hùng ngày ấy. Chúng ta tự hào về lịch sử của dân tộc, tự hào vì chính trong khói lửa và nước mắt đã sản sinh ra một thế hệ mới: Thế hệ Hồ [ …]

An Tư

Tác giả:
Lượt nghe: 206

An Tư là một công chúa đời Trần, em ruột của Thượng hoàng Trần Thánh Tông và là cô của vua Trần Nhân Tông. Tương truyền, công chúa An Tư là người có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành. Gặp buổi giặc Nguyên Mông sang xâm lược, trước sức mạnh hung hãn của kẻ thù, triều đình đã quyết định cống An Tư cho tướng giặc Thoát Hoan để làm kế hoãn binh… Viết An Tư, Nguyễn Huy Tưởng không chỉ cốt khai thác khía cạnh bi kịch của nàng công chúa đời Trần – dù ông đã lấy tên nàng làm tiêu đề cho tác phẩm của mình, như một sự tôn vinh hành động hi sinh cao cả của nàng. Với những biến cố trong số phận của một cá nhân, tác giả đã tái hiện hầu như trọn vẹn những sự kiện chính trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược lần thứ hai của vua tôi nhà Trần… An Tư – số phận một cá nhân nhưng cũng là tiêu biểu cho những hi sinh mất mát của quân dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông. An Tư [ …]

Cổ Học Tinh Hoa

Tác giả: ,
Lượt nghe: 1066

“Cổ học tinh hoa” của Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc và Tử An Trần Lê Nhân là một công trình biên khảo có giá trị vượt thời gian. Bởi lẽ, đó chính là tinh hoa của nền văn minh Hán học mà “từ trong cái biển bao la của bách gia chư tử Trung Hoa xưa, hai cụ đã tìm lấy những hạt ngọc của văn chương, triết học và xâu thành một chuỗi ngọc đem hiến cho đời” (Mai Quốc Liên). Qua 250 mẩu chuyện nhỏ, vô cùng ngắn gọn và súc tích, “Cổ học tinh hoa” đã đưa chúng ta đến với những tư tưởng lớn của Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử, Trang Tử, Mặc Tử, Hàn Phi Tử Chuyện tuy đã xưa, thời đại dù đã đổi khác, nhưng tin rằng tinh thần nhân văn cao đẹp từ hàng nghìn năm trước của cổ nhân thấm đẫm trong từng tích truyện vẫn đủ sức làm rung động bao trái tim của người đọc hôm nay. Bởi lẽ, trước khi những triết lý mà cuốn sách chứa đựng rộng mở tư duy của chúng ta, những đạo lý được gửi gắm trong đó đã âm thầm bồi [ …]