• Thể loại

  • Sắp xếp theo

  • Nhập lại
Thực Dưỡng Macrobiotics Hồi Xuân Và Sống Thọ

Thực Dưỡng Macrobiotics Hồi Xuân Và Sống Thọ

Tác giả:
Lượt nghe: 118

Chúng ta có đủ khả năng điều chế từ trong cơ thể những gì cần thiết cho sức khỏe. Nếu cứ dựa vào những chất đặc chế hoặc thuốc men, khả năng này sẽ bị cùn nhụt, suy yếu vì không được dùng đến. Do đó, lại càng phải thường xuyên tiêu thụ các chất ngoại tạo vì cơ thể đã bỏ lơ chức năng tự nhiên của mình. Cơ thể bỏ lơ nội lực vì đã trở nên quen, thích những chất nhân tạo ngoại lai. Do đó, chúng ta đâm ra lệ thuộc những nguồn cung cấp (viện trợ) cho cơ thể những gì mà chúng ta bị bắt buộc tin là cần thiết. Thay vì lệ thuộc, chúng ta phải phục hồi khả năng sáng tạo từ trong chính bản thân, vì cơ thể con người là một môi trường chuyển hóa. Không nên vì mê muội mà biến môi trường này thành một “vũng lầy ô nhiễm”.

Trật Tự Vũ Trụ

Trật Tự Vũ Trụ

Tác giả:
Lượt nghe: 93

Cuốn trật tự của vũ trụ này là chìa khóa dẫn tới thiên đường. Nó là chiếc radar dò tìm giúp chỉ ra con đường giác ngộ đầy chông gai, hiểm nguy. Đây không phải là cuốn sách đọc bằng mắt. Hãy đọc và cảm nhận từng dòng, từng dòng bằng chính cơ thể mình. Chiếc radar này sẽ từng giờ, từng phút dẫn lối, chỉ đường cho bạn tiến lên phía trước trong nơi sâu thẳm của cánh rừng sơ khai hay trong biển sóng đang nổi cơn thịnh nộ giữa gió bão mịt mù mà được người ta đặt cho tên gọi là cuộc đời. Chiếc radar chỉ là thứ chỉ ra giúp bạn ở mỗi bước đi của bạn đâu là tảng đá ngầm chết chóc, đâu là eo biển sâu dữ dằn. Mọi nỗ lực tránh xa những chông gai, hiểm nguy đó để một mình tiếp tục cuộc hành trình nằm ở chính ý chí và kỹ năng của bạn.

Thực Dưỡng Macrobiotics Hồi Xuân Sống Thọ

Tác giả:
Lượt nghe: 499

Chúng ta có đủ khả năng điều chế từ trong cơ thể những gì cần thiết cho sức khỏe. Nếu cứ dựa vào những chất đặc chế hoặc thuốc men, khả năng này sẽ bị cùn nhụt, suy yếu vì không được dùng đến. Do đó, lại càng phải thường xuyên tiêu thụ các chất ngoại tạo vì cơ thể đã bỏ lơ chức năng tự nhiên của mình. Cơ thể bỏ lơ nội lực vì đã trở nên quen, thích những chất nhân tạo ngoại lai. Do đó, chúng ta đâm ra lệ thuộc những nguồn cung cấp (viện trợ) cho cơ thể những gì mà chúng ta bị bắt buộc tin là cần thiết. Thay vì lệ thuộc, chúng ta phải phục hồi khả năng sáng tạo từ trong chính bản thân, vì cơ thể con người là một môi trường chuyển hóa. Không nên vì mê muội mà biến môi trường này thành một “vũng lầy ô nhiễm”.

Phương Pháp Ohsawa Hỏi Và Đáp – Tập 3

Tác giả:
Lượt nghe: 239

Mặc dù phương pháp Ohsawa đã phổ biến hầu như khắp các nước trên thế giới trước 1964 đến mấy chục năm, thế mà mãi đến năm ấy, ở Miền Nam mới có một một bản dịch quyển Le Zen Macrobiotique của Tiên sinh. Rồi lần lượt ta thấy nhiều quyển dịch khác phổ biến phương pháp đơn giản mà kỳ diệu này cho đến ngày đất nước Việt Nam được thống nhất vào năm 1975. Khoảng thời gian 11 năm đó hầu như mọi người ở Miền Nam đều biếtPhương pháp Ohsawa qua các từ nôm na phổ thông là “gạo lứt muối mè”. Thế rồi từ năm 1975 trở về sau có lẽ vì nhiều lý do mà phương pháp này không tiếp tục phổ biến rộng rãi như trước nữa. Vài năm gần đây, vào đầu thế kỷ 21, Phương pháp Ohsawa lại được báo chí Việt Nam đề cập đến và trên thế giới nhất là ở Hoa kỳ, phương pháp này cũng được phổ biến rộng rãi hơn nhờ những hậu duệ của Tiên sinh. Tuy nhiên, ở Việt nam qua một thời gian gián đoạn phổ biến, số người mới hiểu rõ phương pháp [ …]

Triết Lý Y Học Viễn Đông

Tác giả:
Lượt nghe: 286

Cuốn Triết Lý Y Học Viễn Đông này là một trong các quyển sách viết về tư tưởng triết học, y lý Đông phương mang tính thực tiễn, độc đáo, xưa nay chưa từng có! Cuốn sách này gồm 7 chương và 2 phụ lục sau: Chương 1: Dẫn nhập: Y học hay đức tin? Chương 2: Một phân loại thực tiễn, biện chứng Chương 3: Vô song nguyên lý của khoa học và triết lý viễn Đông Chương 4: Nguồn gốc con người Chương 5: Y học viễn Đông Chương 6: Trật tự vũ trụ và cấu tạo con người Chương 7: Năng lực tối cao của trí phán đoán Phụ lục 1 Phụ lục 2

Y Triết Phương Đông Và Phương Pháp Thực Dưỡng

Tác giả:
Lượt nghe: 407

Y Triết Phương Đông Và Phương Pháp Thực Dưỡng được soạn bản thảo lần đầu trong trại bệnh viện của Bác sĩ Albert Schweitzer ở Lambaréné, nước Gabon, Châu Phi (từ đầu tháng 11 đến cuối tháng 12 năm 1955) và viết tiếp (từ ngày 1 đến 13 tháng 01 năm 1956) tại Nhà trạm của vị Thừa sai Tin Lành đồng tuổi ở Andendé, nơi bác sĩ Schweitzer từng ở khi bắt đầu công việc năm 1913. Mục đích của quyển sách là trình bày Nguyên Lý Vô Song, cơ sở biện chứng, phổ quát, đơn giản, hữu dụng của khoa học và triết lý, của các đạo giáo lớn và toàn bộ nền văn mình phương Đông. Đồng thời cho thấy cách áp dụng nguyên lý này trong sinh vật học, sinh lý học, tâm lý học, y học, giáo dục, xã hội học và luận lý; trình bày y học phương Đông trong ánh sáng của Nguyên Lý Vô Song, và cho thấy nguyên lý này với toàn bộ vẻ huy hoàng như là nguyên lý của tự do vô biên và hạnh phúc vĩnh viễn. Quyển sách sẽ trình bày cách nấu ăn Thực Dưỡng làm [ …]

Tinh Túy Ohsawa

Tác giả:
Lượt nghe: 484

Tinh Tuý Osawa cung cấp những hiểu biết cơ bản về thực dưỡng, từ thực phẩm đến sức khoẻ, từ hạnh phúc đến tự do. Giống như dòng sữa mẹ mà những ai có diễm phúc nếm qua khi ý thức mình hiện hữu, những gì mà Ohsawa viết trước khi đi vào lòng vô thức nhiệm mầu và vô hạn, nơi mà tất cả chúng ta cũng sẽ đến đó trong tương lai xa hay gần, chắc hẳn rằng thấy cái vị thanh tao khác với cái ngọt ngào nguy hiểm của đường, một thứ sách vở và kiến thức thiếu thực chứng đời thường.