• Thể loại

  • Sắp xếp theo

  • Nhập lại
Phan Thanh Giản, Nỗi Đau Trăm Năm

Phan Thanh Giản, Nỗi Đau Trăm Năm

Tác giả:
Lượt nghe: 44

Cụ Phan Thanh Giản là một nhân vật lịch sử có số phận khác thường, cụ Phan Thanh Giản đã chết bốn lần. Lần thứ nhất là cụ uống thuốc độc tự tử. Lần thứ hai, cụ bị thực dân Pháp ám sát khi khen cụ sáng suốt không chống lại Pháp. Lần thứ ba, cụ bị triều đình vua Tự Đức bức tử với bản án “truy đoạt tất cả chức hàm, đục tên trong bia Tiến sĩ, giữ mãi cái án trảm giam hậu”. Lần thứ tư là vào thời gian 1960 – 1963, khi chúng ta hạ quyết tâm giải phóng miền Nam, và nền sử học rời khỏi con đường dài phục vụ cách mạng mà đi vào con đường tắt phục vụ chính trị đương thời đã xử tử cụ (cũng như phê phán những người yêu nước chủ trương không dùng bạo lực như Phan Châu Trinh), gây ra một công án đau lòng khiến những trí thức như Ca Văn Thỉnh đương thời day dứt và các chính khách như nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt trăn trở.

Lê Văn Duyệt, Từ Nấm Mồ Oan Khuất Đến Lăng Ông

Lê Văn Duyệt, Từ Nấm Mồ Oan Khuất Đến Lăng Ông

Tác giả:
Lượt nghe: 79

Vùng đất phương Nam ghi dấu công lao của người hùng Lê Văn Duyệt. Ông là một trong 3 vị quan Tổng trấn thành Gia Định có uy tín và được dân yêu kính, tôn sùng dù tính cách có phần lập dị. Tổng trấn thành Gia Định Lê Văn Duyệt là người có tài nhưng tính cách cũng có nhiều điều phải bàn tới, thậm chí tác giả Choi Byung Wook còn cho là “dị thường”. Sách đã dẫn tiết lộ: “Những thuộc hạ và binh lính bình thường không thể nói chuyện với ông. Ngay cả đồng liêu cũng thường không dám nói chuyện vì ông quá cứng rắn, lạnh lùng. Tuy nhiên, trong các tài liệu của Nam bộ thì tính cách của Tả quân Lê Văn Duyệt được mô tả ôn hòa hơn. Đến thăm Sài Gòn năm 1825, Michel Đức Chaigneau viết: “Ông ta (tức Lê Văn Duyệt) là người rất tài năng cả trên chiến trường và trong lĩnh vực quản lý. Dân chúng sợ ông nhưng rất yêu mến ông thực lòng, vì ông là người công bằng”.