• Thể loại

  • Sắp xếp theo

  • Nhập lại
Thực Tại, Kẻ Tội Đồ Vĩ Đại Nhất

Thực Tại, Kẻ Tội Đồ Vĩ Đại Nhất

Tác giả:
Lượt nghe: 73

Tương lai thì mờ mịt, thế mà chẳng ai muốn hiểu. Quá khứ đã chết, và nếu bạn cứ mãi níu giữ thì tương lai sẽ càng mịt mờ hơn. Khắp nơi, người ta né tránh tôi. Tất cả các bộ máy quyền lực lên án tôi, chỉ vì một lý do đơn giản là tôi muốn họ nhìn thẳng vào thực tại. Mắt họ cứ nhắm mãi vậy. Trong logic người ta gọi đó là “lý luận đà điểu”. Con đà điểu có khuynh hướng là: mỗi khi gặp kẻ thù và biết mình chết chắc, nó chỉ cần dúi đầu xuống cát. Nó sống trong sa mạc, mắt nhắm tịt đầu trong cát. Nó hoàn toàn yên tâm vì nó không còn phải nhìn thấy kẻ thù ở đâu nữa.  

Cội Nguồn Cảm Hứng

Cội Nguồn Cảm Hứng

Tác giả:
Lượt nghe: 31

Cội nguồn cảm hứng kén người đọc bởi nó lấp lánh nhiều tư tưởng triết học. Đó là một tác phẩm tuyệt vời, hoàn hảo, lôi cuốn bất cứ ai về Tự do, về khám bản bản chất của chính chúng ta và con đường để mỗi người, chúng ta, loài người trở nên sống tự do hơn, hạnh phúc hơn. Bởi vậy, tôi xin nhường bút để bạn đọc tìm đến cuốn sách, soi rọi cá nhân, xã hội mình với quan điểm, tư tưởng của nền văn minh nhân loại, với trình độ phát triển hiện đại của nhân loại.

Một Nghệ Thuật Sống

Một Nghệ Thuật Sống

Tác giả:
Lượt nghe: 29

Một nghệ thuật sống nêu lên những quan niệm về cuộc sống và cách sống: sống là gì, lẽ sống của con người, nhận biết chân giá trị của sự vật, hành động để giải thoát…Tác giả không tập trung khai thác, phân tích tâm lý con người như những sách nghệ thuật sống, rèn luyện nhân cách phổ biến hiện nay. Ông cũng không lên gân, dạy dỗ phải làm điều này điều nọ để có được hạnh phúc trong cuộc sống. Tác giả hướng người đọc đến việc nhận thức được giá trị sự vật như nó vốn có, hiểu được bản ngã của mình để hành động phù hợp với hoàn cảnh. Để trở nên một con người hoàn tòan, theo tác giả, con người cần phải làm hai điều: cải tạo cá nhân và cải tạo xã hội. Đây cũng là chủ đề xuyên suốt trong các chương của cuốn sách.

Tôi Là Ai, Và Nếu Vậy Thì Bao Nhiêu?

Tôi Là Ai, Và Nếu Vậy Thì Bao Nhiêu?

Tác giả:
Lượt nghe: 33

Có rất nhiều cuốn sách về triết học, nhưng Tôi là ai – và nếu vậy thì bao nhiêu? là một sự khác biệt. Trước nay chưa từng có một ai dẫn dắt người đọc đến với những câu hỏi lớn của triết học bằng một cách am tường chuyên môn, đồng thời nhẹ nhàng tinh tế như vậy. Thông qua môn khoa học nghiên cứu não bộ, tâm lý học, lịch sử, và thậm chí văn hóa đại chúng (pop-culture), triết gia đương đại người Đức Richard David Precht đã khéo léo soi sáng những vấn đề ở tâm điểm của tồn tại con người như: Sự thật là gì? Cuộc sống có ý nghĩa gì? Tại sao tôi nên tốt? và trình bày chúng qua lối văn ngắn gọn, thông tuệ, uốn hút. Kết quả là một chuyến du hành xuyên lịch sử triết học và một dẫn nhập sáng tỏ vào những nghiên cứu hiện thời về não bộ. Tôi là ai – và nếu vậy thì bao nhiêu? đích thực là một cuốn sách xuất sắc để tiếp cận triết học. Cuốn sách như một lăng kính vạn hoa của những vấn đề triết luận, những kiến thức [ …]

Trang Tử Tinh Hoa

Trang Tử Tinh Hoa

Tác giả:
Lượt nghe: 82

Cuốn sách trình bày những hệ thống tư tưởng cốt lõi của triết lý Đạo học Đông phương. Ngòi bút của dịch giả Nguyễn Duy Cần càng làm sáng rõ hơn những ý nghĩa thâm sâu vi diệu mà Trang Tử muốn truyền đến người đọc.

Tinh Hoa Đạo Học Đông Phương

Tinh Hoa Đạo Học Đông Phương

Tác giả:
Lượt nghe: 48

Tinh hoa Đạo học Đông phương là cuốn sách bàn về các hệ thống triết học Dịch, Lão – Trang và Phật. Quyển sách nêu bật lên được những giá trị tinh hoa cốt lõi của các hệ thống triết học và Đạo học phương Đông, cũng như thời kỳ hoàng kim và những giai đoạn lịch sử của triết học Đông phương. Tác giả Nguyễn Duy Cần viết cuốn sách nhằm mục tiêu xây dựng con người mới trên nền tảng tư tưởng triết học phi nhị nguyên, làm sáng tỏ những giá trị tinh túy của nền Đạo học và triết học Đông phương.

Toàn Chân Triết Luận

Toàn Chân Triết Luận

Tác giả:
Lượt nghe: 50

Cuốn sách thể hiện những quan niệm triết học về vũ trụ, nhân sinh con người như tốt xấu, họa phúc, giàu nghèo dưới cái nhìn của Đạo học Đông phương.

Lão Tử Đạo Đức Kinh

Lão Tử Đạo Đức Kinh

Tác giả:
Lượt nghe: 222

Đạo đức kinh là cuốn sách do triết gia Lão Tử viết vào khoảng năm 600 trước Công nguyên. Đây là một nhân vật cổ đại đầy bí ẩn đã và đang được nhiều người tìm hiểu và nghiên cứu. Tương truyền, Lão Tử vì chán chường thế sự nên cưỡi trâu xanh đi ở ẩn. Ông Doãn Hỷ đang làm quan giữ ải Hàm Cốc níu lại: “Nếu ngài quyết đi ẩn cư xin vì tôi để lại một bộ sách!”. Lão Tử bèn ở lại cửa ải Hàm Cốc viết bộ Đạo đức kinh và dặn Doãn Hỷ cứ tu theo đó thì đắc đạo. Do đó, Đạo đức kinh còn được gọi là sách Lão Tử.

Mạnh Tử

Mạnh Tử

Tác giả:
Lượt nghe: 48

Mạnh Tử là đại biểu xuất sắc của Nho giáo thời Chiến Quốc. Trong cuốn sách Mạnh Tử của dịch giả Nguyễn Hiến Lê đã viết: “(Mạnh Tử) sinh trong một thời như vậy, hỗn loạn hơn đời Khổng Tử cả về phương diện xã hội lẫn tư tưởng mà vẫn giữ đạo nhân nghĩa của Khổng Từ, lại chịu ảnh hưởng tính tình cương cường bất khuất của Tử Tư, thì dĩ nhiên Mạnh Tử cũng phải ôm hận như Khổng Tử, mấy chục năm bôn ba các nước Lương, Tề, Lỗ, Đằng rồi rốt cuộc cũng lại trở về quê nhà trứ thư lập ngôn. Về phương diện ấy, đời ông y hệt đời Khổng Tử”  

Thái Căn Đàm, Tinh Hoa Xử Thế Phương Đông

Thái Căn Đàm, Tinh Hoa Xử Thế Phương Đông

Tác giả:
Lượt nghe: 67

Thái Căn Đàm của tác giả Hồng Ứng Minh, người thời Minh – Trung Quốc là một  trong ba bộ kỳ thư xử thế được lưu truyền đến ngày nay cùng với “Tiểu Song U Ký” của Trần Kế Nho, cũng đời Minh, “Vĩ Lư Dạ Thoại” của Vương Vĩnh Bưu đời Thanh. Đặt tên sách Thái Căn Đàm (bàn về rễ rau) là một cách đề cập vấn đề độc đáo để bàn về gốc rễ đạo đức làm người, dụng ý của tác giả ở đây là muốn nhấn mạnh: tài trí và kết quả tu dưỡng của con người chỉ đạt được khi trải qua một quá trình trau dồi, rèn luyện gian khổ, bền bỉ. Đặc điểm nổi bật nhất của sách là một tập hợp các nguyên tắc và phương pháp ứng xử linh động của con người sống và biết vận dụng một cách tự nhiên và chân phác những gì là tinh túy nhất của ba khuynh hướng tư tưởng hòa đồng trong dòng chảy kỳ diệu, mang sắc thái văn hóa riêng biệt của đời sống xã hội phương Đông: Nhập thế của Nho giáo, Vô vi của Đạo giáo và Xuất thế của Phật [ …]

Dịch Học Tinh Hoa

Dịch Học Tinh Hoa

Tác giả:
Lượt nghe: 69

Dịch học tinh hoa của Nguyễn Duy Cần trình bày những phần cốt lõi và tinh hoa nhất của tác phẩm Chu Dịch, giúp người đọc có hiểu biết căn bản từ thấp tới cao, cũng như những ứng dụng của Chu Dịch vào đời sống hiện đại. Nguyễn Duy Cần (1907-1998), hiệu Thu Giang, là một học giả, nhà biên khảo và trước tác kỳ cựu vào bậc nhất Việt Nam giữa thế kỷ 20. Ông nổi bật không chỉ về số lượng tác phẩm đồ sộ mà còn ở độ sâu của học thuật và sức ảnh hưởng về mặt tư tưởng đến các tầng lớp thanh niên trí thức của ông.