• Thể loại

  • Sắp xếp theo

  • Nhập lại
Đánh Thắng B.52

Đánh Thắng B.52

Tác giả:
Lượt nghe: 68

Hơn hai mươi năm đã trôi qua kể từ ngày chiếc B-52 đầu tiên bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội. Ngày 18 tháng 12 năm 1972 đã trở thành ngày lịch sử của nhân dân ta, quân đội ta. Riêng đối với Quân chủng Phòng không, ngày 18 tháng 12 năm 1972 đã trở thành ngày truyền thống vẻ vang của mình. Sự kiện 12 ngày đêm cuối tháng 12 năm 1972 trên bầu trời Hà Nội đã từng làm chấn động dư luận thế giới. Hàng nghìn bài báo, hàng trăm cuốn sách của nhiều tác giả thuộc các chính kiến khác nhau đã viết về sự kiện lịch sử vĩ đại này. Sau “sự kiện 12 ngày đêm”, nhiều người trên thế giới đã đặt câu hỏi “Giá như Việt Nam bị sụp đổ dưới hàng vạn tấn bom rải thảm của B-52 thì vận mệnh của thế giới sẽ ra sao?”. Một câu hỏi mang rất nhiều ý nghĩa.

Đất Lửa

Đất Lửa

Tác giả:
Lượt nghe: 89

Đất Lửa là cuốn tiểu thuyết đầu tay của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Câu chuyện xảy ra tại làng Mỹ Long Hưng thuộc quận Chợ Mới tỉnh An Giang trong giai đoạn đầu kháng chiến chông Pháp (1945 – 1954). Nhân vật chính trong truyện là Tư Trịnh, một người đã từng tham gia khởi nghĩa Nam kỳ, sau bị thất bại, phải trôn tránh giặc Pháp. Trong thời gian trốn tránh, với sự hoang mang ông đã tham gia đạo Hào Hảo và trở thành người trong Ban trị sự đạo tại địa phương. Cách mạng tháng Tám thành công, Sáu Sỏi – người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Nam kỳ tại địa phương từ Công Đảo trở về, làm chủ tịch Việt Minh huyện, trực tiếp lãnh đạo chính quyền tại Mỹ Long Hưng. Tư Trịnh, dưới sự giật giây của bọn tề ấp và bọn Việt gian lẫn bọn cai trị Pháp đã rat ay sát hại Sáu Sỏi, tạo nên mối hiềm khích lớn lao giữa tín đồ Hào Hảo và Việt Minh.

Sài Gòn Xưa, Ấn Tượng 300 Năm Và Tiếp Cận Với Đồng Bằng Sông Cửu Long

Sài Gòn Xưa, Ấn Tượng 300 Năm Và Tiếp Cận Với Đồng Bằng Sông Cửu Long

Tác giả:
Lượt nghe: 50

Tập sách được xuất bản nhân dịp nhà văn Sơn Nam qua đời được thất tuần như một nén hương nhỏ tưởng nhớ nhà văn lớn- người khởi đi từ vùng rừng U Minh, Rạch giá đã dành hết cuộc đời mình cho sự nghiệp nghiên cứu và viết về đất và người Nam Bộ, người đã từ chang đước nhỏ trở thành cây đại thụ trong lòng bạn đọc gần xa.

Hoàng Lê Nhất Thống Chí

Hoàng Lê Nhất Thống Chí

Tác giả:
Lượt nghe: 87

Đây là một cuốn tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi, ghi chép về sự thống nhất vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh trả lại Bắc Hà cho Vua Lê đến khi Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn, thống nhất cả nước. Đây là tác phẩm viết theo thể chí – một lối văn ghi chép sự vật, sự việc, do một số tác giả kế tục nhau viết, trong những thời điểm khác nhau. Được sáng tác trong khoảng thời gian dài từ cuối Triều Lê sang đầu Triều Nguyễn (cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX). Toàn bộ tác phẩm gồm có 17 hồi.

Hồ Quý Ly

Hồ Quý Ly

Tác giả:
Lượt nghe: 85

Bằng nghệ thuật tái hiện khoáng đạt, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã lật lại lịch sử thời kì cuối đời nhà Trần, góp thêm tiếng nói khám phá xã hội và con người Hồ Quý Ly – một nhân vật mà hơn 600 năm qua vẫn còn nhiều tranh cãi về ông. Hơn thế, cuốn tiểu thuyết còn là bức tranh đẹp về Thăng Long ngàn năm văn hiến với những địa danh cổ nổi tiếng, những cảnh sinh hoạt thôn dã, những lễ hội dân gian, những phong tục tốt đẹ được lưu truyền hay đã bị mai một theo năm tháng.

Lịch Sử Văn Minh Thế Giới

Lịch Sử Văn Minh Thế Giới

Tác giả:
Lượt nghe: 195

Nội dung của mỗi chương đề cập đến những điều kiện hình thành nền văn minh, giới thiệu trình độ phát triển kinh tế và phân hoá xã hội, sơ lược lịch sử thành lập và phân hoá xã hội, sơ lược lịch sử thành lập và cấu trúc của nhà nước, những học thuyết chính trị, quan điểm triết học và các tôn giáo lớn cùng những thành tựu khoa học tự nhiên, kỹ thuật và văn học nghệ thuật.

Chu Văn An, Người Thầy Của Muôn Đời

Chu Văn An, Người Thầy Của Muôn Đời

Tác giả:
Lượt nghe: 66

Chu Văn An (1292 – 1370), người làng Quang Liệt (nay là thôn Văn), xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội; mất tại Phượng Hoàng, Chí Linh, Hải Dương; tên hiệu là Tiều Ẩn, tên chữ là Linh Triết. Các chính sử của Việt Nam cho đến nay viết về ông không nhiều và chưa thật tường tận, nhưng qua những tư liệu ít ỏi đó, chúng ta cũng đủ thấy Chu Văn An là “bậc Nho học tiêu biểu nhất của nước Việt ta”, “bậc thánh cao nhất”, “ngôi sao sáng trên bầu trời văn hiến Việt Nam”, được tôn vinh là “vạn thế sư biểu” (người thầy của muôn đời).

Võ Nguyên Giáp, Hào Khí Trăm Năm

Võ Nguyên Giáp, Hào Khí Trăm Năm

Tác giả:
Lượt nghe: 56

Bên cạnh những sự kiện lịch sử đã quen thuộc với tất cả mọi người mà quyển sách dạng biên niên sử này không thể bỏ qua, 100 đề mục được thể hiện ở đây còn mang lại những thông tin lý thú về cuộc đời Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Hồi Ký 50 Năm Mê Hát, Năm Mươi Năm Cải Lương

Hồi Ký 50 Năm Mê Hát, Năm Mươi Năm Cải Lương

Tác giả:
Lượt nghe: 85

Hồi Ký 50 Năm Mê Hát, Năm Mươi Năm Cải Lương là cuốn sách được viết bằng tâm huyết của học giả Vương Hồng Sển với nửa thế kỷ say mê nghệ thuật cải lương Nam Bộ với tất cả tấm lòng và trái tim. Lúc trước Vương Hồng Sển là một công chức, nhưng sau ông về hưu sớm để chuyên tâm về văn nghệ. Hồi Ký 50 Năm Mê Hát của Vương Hồng Sển in lần thứ nhất vào năm 1968. Cuốn sách này đặc biệt ở chỗ: tác giả không nói nhiều về đời tư mà đề cập đến lịch sử cải lương Nam Bộ từ ngày sơ khai đến thời hoàng kim, cực thịnh qua cái nhìn, cách sống của một con người yêu môn nghệ thuật này. Tác giả tự nhận là mê cải lương, tuồng tích, đào kép với sự bồng bột năm 12 tuổi lẫn cái xao động năm 16 tuổi và sự say mê của cả một đời người. Tuy vậy, cái sự “mê” của cụ Vương rất có bài bản và ý thức rõ ràng trong việc phải lưu giữ trên trang viết những gì ông trải qua, được chứng kiến [ …]

Giang Hồ Sài Gòn

Giang Hồ Sài Gòn

Tác giả:
Lượt nghe: 81

Tập Giang hồ Sài Gòn mà bạn đọc đang cầm trên tay chính là bản tổng kết về cả một thời dọc ngang của dân du đãng Sài Gòn trước năm 1975. Những tên tuổi lừng lẫy một thời như Đại Cathay, Huỳnh Tỳ, Wòng Cái, Lâm Thế (Đại-Tỳ-Cái-Thế), Tín Mã Nàm, Lâm Chín ngón, Điền Khắc Kim… cùng xuất hiện trong tập sách này, với nhiều thông tin lần đầu được công bố, in sách. Một tư liệu đáng tin cậy của một nhà báo từng lăn lộn trong nghề nhiều năm, về một mảng tối của miền Nam trước ngày 30-4-1975: cái gọi là “xã hội đen”, là du đãng đâm chém, giựt dọc… Tất nhiên, dù cố gắng giữ sự khách quan của một người làm báo, đây vẫn là một góc nhìn cá nhân, được thu thập qua nhiều lời kể, không thể khái quát chính xác hoặc đầy đủ hết về thực trạng này. Nếu được coi như một tài liệu tham khảo, Giang hồ Sài Gòn sẽ bổ sung thêm một góc của bức tranh toàn cảnh xã hội đầy biến động ở miền Nam trước 1975.

Thái Căn Đàm, Tinh Hoa Xử Thế Phương Đông

Thái Căn Đàm, Tinh Hoa Xử Thế Phương Đông

Tác giả:
Lượt nghe: 83

Thái Căn Đàm của tác giả Hồng Ứng Minh, người thời Minh – Trung Quốc là một  trong ba bộ kỳ thư xử thế được lưu truyền đến ngày nay cùng với “Tiểu Song U Ký” của Trần Kế Nho, cũng đời Minh, “Vĩ Lư Dạ Thoại” của Vương Vĩnh Bưu đời Thanh. Đặt tên sách Thái Căn Đàm (bàn về rễ rau) là một cách đề cập vấn đề độc đáo để bàn về gốc rễ đạo đức làm người, dụng ý của tác giả ở đây là muốn nhấn mạnh: tài trí và kết quả tu dưỡng của con người chỉ đạt được khi trải qua một quá trình trau dồi, rèn luyện gian khổ, bền bỉ. Đặc điểm nổi bật nhất của sách là một tập hợp các nguyên tắc và phương pháp ứng xử linh động của con người sống và biết vận dụng một cách tự nhiên và chân phác những gì là tinh túy nhất của ba khuynh hướng tư tưởng hòa đồng trong dòng chảy kỳ diệu, mang sắc thái văn hóa riêng biệt của đời sống xã hội phương Đông: Nhập thế của Nho giáo, Vô vi của Đạo giáo và Xuất thế của Phật [ …]

Võ Thị Sáu, Con Người & Huyền Thoại

Võ Thị Sáu, Con Người & Huyền Thoại

Tác giả:
Lượt nghe: 48

Chị Võ Thị Sáu – người thiếu nữ anh hùng của quê hương Đất Đỏ đã đi vào huyền thoại, trở thành dấu son truyền thống trong cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc ta. Gần nửa thế kỷ qua kể từ ngày chị hy sinh, tên chị luôn được những người đồng đội, người anh, người chị và các thế hệ Việt Nam nhắc đến với tình cảm yêu thương, trân trọng và trở thành tên trường, tên đường, tên đoà ở khắp mọi miền đất nước. Tình yêu Tổ quốc, sự hy sinh anh dũng và lý tưởng sống cao đẹp của chị đã trở thành tấm gương sáng cho các thế hệ Việt Nam phấn đấu, học tập cả trong đấu tranh cũng như trong hòa bình xây dựng đất nước.

Chiến Sỹ Trinh Sát

Chiến Sỹ Trinh Sát

Tác giả:
Lượt nghe: 43

Thời kháng chiến chống Mỹ, cả đất nước dồn hết sức lực cho những chiến trường được định danh bằng các chữ cái tiếng Việt. Hậu phương miền Bắc là A, chiến trường miền Nam ở bên kia vĩ tuyến 17 được gọi là B. “Đi B” là vào Nam, là ra chiến trường, là trực tiếp giáp mặt đạn bom chiến đấu với kẻ thù. Trong những đoàn người Đi B không chỉ có quân đội, những người lính trực tiếp cầm súng đánh giặc, mà còn có các đoàn cán bộ quân dân chính đảng đi vào để phục vụ cho muôn mặt đời sống của cả chiến trường rộng lớn miền Nam.

Dỡ Mắm

Dỡ Mắm

Tác giả:
Lượt nghe: 43

Trong cuốn sách này, Vương Hồng Sển viết về nhiều sự kiện và con người – kéo dài từ thời Pháp thuộc cho đến thời điểm 1983. Các nhân vật “có máu mặt” như các quân vương, toàn quyền, thống đốc, các kỹ nữ, ngôi sao màn bạc, các thường nhân của dĩ vãng hiện lên sống động qua hồi ức và tư liệu mà tác giả lưu giữ được.

Lý Quang Diệu Bàn Về Cầm Quyền

Lý Quang Diệu Bàn Về Cầm Quyền

Tác giả:
Lượt nghe: 97

Cuốn sách Lý Quang Diệu Bàn Về Cầm Quyền tuyển chọn và giới thiệu những lời phát biểu của Lý Quang Diệu về những thử thách đối với sự sống sót và giữ vững vị trí đầu tàu của đất nước Singapore nhỏ bé. Đó là một cuộc đấu tranh sinh tồn của mỗi công dân Singapore và của đảng lãnh đạo. Các phát biểu thể hiện quan điểm của Lý Quang Diệu về dân chủ, chính quyền, đấu tranh chính trị, công đoàn, xã hội và kết nối với thế giới. Những phát biểu quyết liệt và đầy đam mê sẽ làm độc giả giật mình bởi tính hiện đại và sâu sắc.