• Thể loại

  • Sắp xếp theo

  • Nhập lại

Binh Thư Yếu Lược

Tác giả:
Lượt nghe: 509

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Trần Quốc Tuấn có soạn một bộ sách quân sự là Binh gia diệu lý yếu lược để giáo dục các tướng sĩ phép dùng binh. Lịch triều hiến chương loại chí (phần Văn tịch chí) cho biết Trần Quốc Tuấn đã soạn sách Binh gia yếu lược và sách Vạn kiếp binh thưé. Nhiều người cho rằng Binh gia diệu lý yếu lược hay Binh gia yếu lược chỉ là một, cũng như Vạn kiếp tôn bí truyền thư hay Vạn kiếp binh thư chỉ là một. Nhiều người lại cho rằng Binh gia yếu lược và Binh thư yếu lược cũng chỉ là một. Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí cho biết Binh gia yếu lược và Vạn kiếp binh thư đã thất lạc từ lâu. Ở Thư viện Khoa học xã hội hiện nay có một bộ sách chữ Hán chép tay mang ký hiệu 476 đề là Binh thư yếu lược. Trang đầu bộ sách này ghi rõ rằng: Binh thư yếu lược bốn quyền do Trần Hưng Đạo Vương soạn, vương húy là Quốc Tuấn. Binh thư yếu lược mang ký hiệu 476 gồm [ …]

Việt Nam Sử Lược

Tác giả:
Lượt nghe: 502

Đầu thế kỷ XX, giữa lúc nền học thuật nước nhà chỉ có các bộ đại tác như Đại Việt sử ký toàn thư hay Khâm định Việt sử thông giám cương mục là nguồn sử liệu chính thống nhưng chưa đáp ứng nhu cầu tìm hiểu lịch sử của phần đông dân chúng, thì Việt Nam sử lược, với tư cách là bộ thông sử chi tiết đầu tiên được viết bằng chữ quốc ngữ, đã xuất hiện và nhanh chóng thu hút sự quan tâm của độc giả lẫn giới nghiên cứu cả nước. Từ đó đến nay đã 100 năm trôi qua, tác phẩm vẫn giữ nguyên giá trị và là quyển sách vỡ lòng quen thuộc cho những ai bắt đầu tìm hiểu lịch sử Việt Nam. Để góp phần hoàn thiện và phổ biến “tấm Nam sử” mà học giả Trần Trọng Kim đã dệt những sợi đầu tiên cách nay đúng một thế kỷ, Đông A tiến hành tái bản tác phẩm Việt Nam sử lược, dựa theo bản in của nhà Tân Việt năm 1954, có bổ sung một số chi tiết từ các bản in năm 1920, 1928 và 1971. Đồng thời, [ …]

Binh Pháp Tôn Tử Và Hơn 200 Trận Đánh Nổi Tiếng Trong Lịch Sử Trung Quốc

Tác giả:
Lượt nghe: 289

Tôn Tử, tên Vũ (Võ), tự Trường Khanh, không rõ năm sinh năm mất. Sống cùng thời với Khổng Tử (cuối thời Xuân Thu: năm 551-479 trước Công Nguyên), người Lạc An, nước Tề (nay là huyện Huệ Dân, tỉnh Sơn Đông), được coi là nhà lý luận quân sự nổi bật nhất thời cổ đại Trung Quốc. Binh pháp Tôn tử là tác phẩm lý luận quân sự sớm nhất và xuất sắc nhất trong Vũ kinh thất thư (7 cuốn binh thư được lưu truyền rộng rãi nhất) ở Trung Quốc. Theo các nhà khoa học quân sự hiện đại của Trung Quốc, Binh pháp Tôn tử chứa đựng những tư tưởng triết học quân sự sâu sắc và hoàn chỉnh; 13 thiên binh pháp của Tôn tử đã tổng kết những kinh nghiệm chiến tranh của Trung Quốc thời cổ đợi, đúc thành một hệ thống lý luận quân sự tinh thâm uyên bác, đã từng bồi dưỡng nên những quân sư thiên tài trong lịch sử chiến tranh Trung Quốc như Tôn Tẫn ( mà nhiều nhà sử học cho là cháu đích tôn của Tôn tử), Úy Liêu thời Chiến Quốc, Hàn Tín đời Hán, [ …]

Nhật ký Đặng Thùy Trâm

Tác giả:
Lượt nghe: 433

Một cuốn nhật kí nhặt được bên xác của một nữ Việt Cộng đã suýt bị người lính Mỹ ném vào lửa, nhưng người phiên dịch đã khuyên anh ta nên giữ lại vì “trong đó có lửa”. Nhật kí Đặng Thùy Trâm là những ghi chép hàng ngày của một người nữ bác sĩ về cuộc sống của chị nơi chiến tuyến. Cuốn nhật kí là thế giới riêng của người trí thức nhạy cảm mà không yếu đuối, tha thiết với cuộc sống mà không hề sợ hãi trước những gian nan. Ở đó ta vẫn gặp những băn khoăn trăn trở trước tình yêu, trước cuộc sống phức tạp hàng ngày, những nỗi buồn, nỗi nhớ nhung, sự cô đơn của một người con gái, nhưng đồng thời chúng ta cũng thấy được một ý chí mãnh liệt, những lời nói tự động viên cảnh tỉnh, một lòng can đảm phi thường – những điều đã làm nên một thế hệ anh hùng.

Binh Pháp Tôn Tử

Tác giả:
Lượt nghe: 323

Tôn Tử nói: “Biết người biết mình, phần thắng sẵn dành; biết đất biết giời, phần thắng vẹn mười.” Tôn Tử binh pháp là một trong những luận thuyết về chiến lược và chiến thuật thành công nhất trong mọi thời đại. Tôn Tử Binh Pháp do Tôn Tử viết vào thế kỉ 6 TCN, từ đó đã được vô số các nhà quân sự và chính trị nghiên cứu và tham khảo, trong đó có cả Napoleon, Montgomery và Mao Trạch Đông. Được chia thành mười ba thiên, đề cập đến mọi khía cạnh của chiến tranh, luận thuyết của Tôn Tử đến nay vẫn còn giá trị sâu sắc không kém gì thời xưa. Chiến thuật linh hoạt, khả năng ứng biến nhanh trên chiến trường, cách vận dụng trí tuệ và thấu hiểu tình hình quân địch là những yếu tố cần thiết để dẫn đến thành công. Tôn Tử binh pháp sẽ có ích cho bạn trong mọi cuộc cạnh tranh, dù là ở lĩnh vực kinh doanh, thể thao hay chính trị. Tôn Tử binh pháp bao gồm các thiên: Kế sách Tác chiến Mưu công Quân hình Binh thế Hư thực Quân tranh Cửu [ …]

Ăn Cơm Mới Nói Chuyện Cũ – Hậu Giang Ba Thắc

Tác giả:
Lượt nghe: 227

Ăn cơm mới, nói chuyện cũ: Hậu Giang – Ba Thắc được Vương Hồng Sển viết năm 1974, duyệt lại năm 1978; là những gì ông chưa viết trong Hơn Nửa Đời Hư, và cũng được gọi là hồi ký. Những nếp sinh hoạt, các sự kiện, nhân vật và đất đai thủy thổ của Miền Nam cũ, đặc biệt là vùng Hậu Giang hồi đầu thế kỷ trước được kể lại và so sánh với thời điểm ông viết. Các mốc thời gian lùi dần theo dòng hồi ức, cũng tiện cho người đọc hôm nay — khi đọc, sẽ đặt mình ở điểm “giữa” tức khoảng năm 1974); chúng ta có cái lợi thế được thấy quá khứ của một vùng dất mới và cả “tương lai” mà tác giả lúc đó chưa thể biết. Mời các bạn đón đọc!

Lá Cờ Thêu Sáu Chữ Vàng

Tác giả:
Lượt nghe: 179

“… Đấy là một thiếu niên thì đúng hơn, vì Hoài Văn chưa tròn mười sáu tuổi. Bộ áo vóc lùng thùng, chưa bó sát vào tấm thân mảnh khảnh. Tay áo chét theo kiểu nhà võ còn quá rộng so với cổ tay. Hầu vấn khăn nhiễu như người lớn. Nhưng búi tóc còn quá nhỏ, tinh ý mới nhìn thấy được…” Đó là hình ảnh Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản qua tưởng tượng của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng trong tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng. Tác phẩm kể về tuổi trẻ chí cao của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản với lá cờ đỏ thêu sáu chữ vàng: “Phá cường địch báo hoàng ân”, đã cùng quân tướng nhà Trần lập nhiều chiến công trong cuộc chiến chống quân Nguyên. Tác phẩm nổi tiếng này cũng là nguồn cảm hứng để họa sĩ Tạ Huy Long thể hiện nhân vật và sự kiện lịch sử cách đây đã hơn bảy thế kỷ bằng những hình ảnh đậm chất sử thi…

Không Phải Huyền Thoại

Tác giả:
Lượt nghe: 274

Không phải huyền thoại là cuốn tiểu thuyết lịch sử đầu tiên về Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Pháp và cao trào chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Người đọc từng biết đến hình ảnh vị Đại tướng tổng tư lệnh qua những văn bản lịch sử, những hồi ký và những thước phim tư liệu. Song phải đến Không phải huyền thoại, chân dung của ông mới hiện lên như một nhân vật văn học trọn vẹn, với những ưu tư và trách nhiệm của một con người được lịch sử chọn. Chiến tranh với những thăng trầm thường tạo nên những huyền thoại. Nhưng nhà văn Hữu Mai với mối quan hệ đặc biệt với nhân vật của mình, đã có cuộc hành trình trên trang giấy để tìm ra đâu là khía cạnh phi thường của một con người giữa mối quan hệ đặc biệt với nhân vật của mình, đã có cuộc hành trình trên trang giấy để tìm ra đâu là khía cạnh phi thường của một con người giữa quan hệ với muôn người, những ảnh hưởng đến sinh mệnh và cục diện chiến cuộc, đâu [ …]

101 Trí Tuệ Người Do Thái

Tác giả:
Lượt nghe: 524

Do Thái là một dân tộc khá đặc biệt trên thế giới. Nói đến người Do Thái, người ta thường liên tưởng tới trí tuệ và sự thông minh. Có thể nói, người Do Thái gần như trở thành biểu tượng của trí tuệ nhân loại. Trong mọi lĩnh vực của cuộc sống hằng ngày, chúng ta luôn tìm thấy những con người kiệt xuất của dân tộc Do Thái, ví dụ như: Người sáng Lập Chủ nghĩa Cộng sản Karl Marx, nhà khoa học vĩ đại Einstein, nhà Tâm lý học nổi danh Freud, nhà thơ nổi tiếng Heine, người tạo lập nên đế quốc lớn thứ sáu ở châu Âu Rus Childde, vua dầu mỏ lớn nhất nước Mỹ Jonh Rockefeller, trùm tài chính George Soros, vua truyền thông Joseph P Họ đều là những người Do Thái thành công với trí thông minh tuyệt đỉnh. Bên cạnh trí tuệ và sự thông minh, Do Thái cũng được biết đến là một dân tộc trải qua nhiều sóng gió của lịch sử, | Suốt mấy nghìn năm lưu lạc tha hương, người Do Thái Luôn mang đến mình trọng trách không để tịch sử bị thương Lặp lại. [ …]

Những Trạng Nguyên Đặc Biệt Trong Lịch Sử Việt Nam

Tác giả:
Lượt nghe: 258

Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Thời nào cũng vậy, sức mạnh toàn dân tộc mới làm nên lịch sử. Không phải ngẫu nhiên mà muôn đời nay, những bậc hiền tài được nhân dân ngưỡng vọng và xem như thánh thần. Nhiều vị còn được phong là Phúc thần, Thành hoàng – trở nên bất tử trong tâm linh mọi người. Đại diện xuất chúng cho những người con tài giỏi của đất nước là các vị Trạng nguyên (đỗ đầu cao nhất trong các cuộc thi khoa Đình). Trong lịch sử khoa bảng Việt Nam gần nghìn năm, số Trạng Nguyên không nhiều. Do khuôn khổ có hạn, cuốn sách chỉ giới thiệu một số vị Trạng Nguyên có hành trạng đặc biệt (Ví dụ: Khai khoa, trẻ nhất, Lưỡng quốc Trạng Nguyên…)

Không có ảnh

Gương Hy Sinh

Tác giả:
Lượt nghe: 295

Cuộc Bắc Phạt Thần Thánh Của Lý Thường Kiệt

Tác giả:
Lượt nghe: 236

Nước Việt kể từ khi Ngô Quyền nối lại quốc thống, thoát khỏi ách đô hộ ngót ngàn năm của phương Bắc đã vượt qua nhiều thăng trầm sóng gió để tồn tại và phát triển. Xuyên suốt từ các triều đại đều phải liên tiếp chống trả các thế lực ngoại bang để bảo vệ đất nước. Để giúp độc giả có cái nhìn sâu hơn về lịch sử giữ nước hào hùng của dân tộc, báo điện tử Một Thế Giới xin giới thiệu loạt bài về chống ngoại xâm phương Bắc và bắt đầu về cuộc chiến thần thánh phạt Tống của Lý Thường Kiệt. Có thể nói một trong những biến cố quan trọng trong tiến trình dựng nước, giữ nước của dân tộc là cuộc chiến đấu của quân dân Đại Việt dưới thời vua Lý Nhân Tông chống lại âm mưu xâu xé nước ta của liên minh Tống – Chiêm Thành – Khmer do nước Tống cầm đầu. Trong giai đoạn này đã phát sinh những sự kiện chấn động, những chiến công hiển hách như cuộc hành quân đẩy lùi quân Chiêm Thành (1075), cuộc Bắc phạt đánh Tống ngoạn mục và [ …]

Gia Tộc Ăn Đất

Tác giả:
Lượt nghe: 223

Tập truyện đậm đặc chất Nam bộ, vẽ nên bức tranh sinh động về miền quê cực Nam tổ quốc. Tình yêu thủy chung và mãnh liệt với quê hương đến mức cực đoan có khi làm nảy sinh ở họ những thói quen kỳ dị (Gia tộc ăn đất, Mệnh lênh đênh….), cũng khiến con người dẫu có tha hương vẫn luôn hướng về quê cha đất tổ. Họ chỉ rời đất bỏ quê ra đi vì nghịch cảnh hay khi không còn đất để bám vào (Tình buồn nơi quán cóc, Mệnh lênh đênh)… Đó là những tính cách mang đậm chất ngang tàn khí khái Nam bộ, người già từng trải thì sống bằng ký ức về một thời hào hùng (Đất cháy), người non nớt mới vào đời cũng không khuất phục trước cái xấu dẫu nhận ra mình thất thế trong cuộc đấu tranh không cân sức với quyền lực (Ruồi)…