• Thể loại

  • Sắp xếp theo

  • Nhập lại
Không Diệt Không Sinh Đừng Sợ Hãi

Không Diệt Không Sinh Đừng Sợ Hãi

Tác giả:
Lượt nghe: 149

Không diệt Không sinh Đừng sợ hãi là tựa sách được Thiền sư Thích Nhất Hạnh viết nên dựa trên kinh nghiệm của chính mình. Ở đó, Thầy Nhất Hạnh đã đưa ra một thay thế đáng ngạc nhiên cho hai triết lý trái ngược nhau về vĩnh cửu và hư không: “Tự muôn đời tôi vẫn tự do. Tử sinh chỉ là cửa ngõ ra vào, tử sinh là trò chơi cút bắt. Tôi chưa bao giờ từng sinh cũng chưa bao giờ từng diệt” và “Nỗi khổ lớn nhất của chúng ta là ý niệm về đến-đi, lui-tới.” Được lặp đi lặp lại nhiều lần, Thầy khuyên chúng ta thực tập nhìn sâu để chúng ta hiểu được và tự mình nếm được sự tự do của con đường chính giữa, không bị kẹt vào cả hai ý niệm của vĩnh cửu và hư không. Là một thi sĩ nên khi giải thích về các sự trái ngược trong đời sống, Thầy đã nhẹ nhàng vén bức màn vô minh ảo tưởng dùm chúng ta, cho phép chúng ta (có lẽ lần đầu tiên trong đời) được biết rằng sự kinh hoàng về cái chết chỉ có nguyên [ …]

Thương Yêu Theo Phương Pháp Bụt Dạy

Thương Yêu Theo Phương Pháp Bụt Dạy

Tác giả:
Lượt nghe: 31

Thương Yêu Theo Phương Pháp Bụt Dạy của thầy Thích Nhất Hạnh giúp mỗi bạn đọc tạo nên tình yêu thương để giữ cuộc sống hạnh phúc và an lành. Thông thường khi nói đến thương yêu, ta hay nghĩ rằng đối tượng thương yêu là một người khác. Từ nhỏ chúng ta cũng được dạy rằng phải yêu thương người khác, thậm chí đến quên mình, đó được ca ngợi là đức hy sinh. Nhưng Bụt dạy rằng đối tượng thương yêu đầu tiên phải là chính bản thân mình. Nếu không thương yêu được bản thân thì ta không thể thương yêu được bất cứ ai khác…

Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức

Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức

Tác giả:
Lượt nghe: 23

Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức là những phương pháp nhiệm mầu thực tập thiền quán trong đời sống hàng ngày. Đọc nó, chúng ta cảm nhận được từng sát na hạnh phúc trong cuộc sống. Từ một bác sĩ, một người công nhân, một thợ may, một người thợ tiện, một bà nội trợ đến một kỹ sư Tất cả những công việc thường nhật đó bỗng trở nên phép lạ khi thắp lên ánh sáng chánh niệm…

Thương Yêu Theo Phương Phát Bụt Dạy

Thương Yêu Theo Phương Phát Bụt Dạy

Tác giả:
Lượt nghe: 41

Khi nói đến thương yêu, ta hay nghĩ rằng đối tượng thương yêu là một người khác. Từ nhỏ chúng ta cũng được dạy rằng phải yêu thương người khác, thậm chí đến quên mình, đó được ca ngợi là đức hy sinh. Nhưng Bụt dạy rằng đối tượng thương yêu đầu tiên phải là chính bản thân mình. Nếu không thương yêu được bản thân thì ta không thể thương yêu được bất cứ ai khác. Thương yêu ở trong đạo Phật là một sự thực tập chứ không phải là sự hưởng thụ mà thôi. Tu tập như vậy thì càng ngày mình càng hạnh phúc và người yêu của mình càng ngày càng hạnh phúc.Sách được chia thành năm phần. Phần đầu tiên chỉ ra cho chúng ta thấy yêu thương là cội nguồn của hạnh phúc. Các chương sau là cái bài thực tập, từ trong tâm, gieo trồng và nuôi dưỡng thương yêu để mang lại hạnh phúc cho chính mình và người khác…

Nói Với Người Xuất Gia Trẻ Tuổi

Nói Với Người Xuất Gia Trẻ Tuổi

Tác giả:
Lượt nghe: 62

 Này người xuất gia trẻ, các em hãy lắng nghe tôi nói đây. Tôi biết có những người xuất gia trẻ hiện đang được sống trong một môi trường tu học thích ứng, được thầy thương yêu và tin cậy, được anh chị em đồng tu khuyến khích và nâng đỡ, được có cơ hội học hỏi và thực tập hằng ngày. Tuy nhiên số lượng những người may mắn ấy còn rất hiếm. Có thể đọc đến dòng chữ này em đang khóc. Tôi biết có rất nhiều người học tăng trẻ đang gặp nhiều khó khăn, kể cả những khó khăn về cơm áo. Tôi đã đi ngang qua những chặng đường như thế rồi, nên tôi hiểu họ…

Thiền Sư Việt Nam

Thiền Sư Việt Nam

Tác giả:
Lượt nghe: 43

Thiền tông truyền sang Trung Hoa vào thế kỷ thứ VI, do Tổ Bồ-đề-đạt-ma (Bodhidharma). Đến thế kỷ thứ VII, Thiền tông truyền sang Việt Nam, do Tổ Tỳ-ni-đa-lưu-chi (Vinitaruci). Thế là, Thiền tông có mặt ở Việt Nam sau Trung Hoa một thế kỷ. Đến thế kỷ thứ XII, Thiền tông mới truyền vào Nhật Bản. So Việt Nam với Nhật Bản, Thiền tông truyền bá ở Việt Nam trước Nhật Bản đến năm thế kỷ

Sen Nở Trời Phương Ngoại

Sen Nở Trời Phương Ngoại

Tác giả:
Lượt nghe: 142

Với Sen nở trời phương ngoại, Thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ không giảng từng đoạn kinh Pháp Hoa như nhiều người khác đã làm, mà chỉ đi vào từng Phẩm, tóm lược nghĩa chính của từng Phẩm, khai triển, và diễn dịch những điều căn bản trong từng Phẩm, để quý vị độc giả có được một cái thấy tuy khái quát nhưng rõ ràng về ý kinh. Riêng Phẩm Quán Thế Âm Bồ tát tức là Phẩm Phổ Môn, Phẩm thứ 25, vì là Phẩm được nhiều người tụng đọc nhất trong toàn bộ kinh Pháp Hoa, nên Thiền sư sẽ giảng với nhiều chi tiết hơn. Thêm vào đó, Người cũng sẽ đưa ra một số đề nghị để đóng góp cho sự hoàn bích của đóa hoa đẹp nhất trong Vườn kinh điển Đại Thừa này…  

Đạo Phật Đi Vào Cuộc Đời

Đạo Phật Đi Vào Cuộc Đời

Tác giả:
Lượt nghe: 50

Suối nguồn phát sinh của đạo Phật là một sự giác ngộ về sự thật của cuộc đời (Tứ diệu đế), vì vậy đạo Phật có tính cách vượt lên trên cuộc đời. Sự vượt lên ở đây là một kết quả tất nhiên của giác ngộ, vì mọi giác ngộ đều đưa tới một sự thức tỉnh và giải phóng. Con người giác ngộ không còn là con người bị sai sử và chìm đắm trong cuộc đời nữa. Con người giác ngộ là con người tự do, vượt ra khỏi những tối tăm, quên lãng và phó mặc của cuộc đời…