• Thể loại

  • Sắp xếp theo

  • Nhập lại
Thời Sôi Động

Thời Sôi Động

Tác giả:
Lượt nghe: 7

Cuốn “Thời sôi động” của Đại tướng Chu Huy Mân do Đại tá Lê Hải Triêu thể hiện sẽ cho người đọc thấy được một phần cuộc đời cách mạng với những sự kiện sôi động, oanh liệt của đồng chí Chu Huy Mân, vị Đại tướng của quân đội, với cái tên Hai Mạnh (Mạnh về quân sự, mạnh về chính trị). Cuốn sách chia làm sáu giai đoạn (từ năm 1929 đến năm 1975) và tuân theo trình tự thời gian các sự kiện đã xảy ra với phương pháp thể hiện là hồi ức xen lẫn với những tổng kết đánh giá của chính người trong cuộc.

Chiến Binh Miền Đất Lạ

Chiến Binh Miền Đất Lạ

Tác giả:
Lượt nghe: 16

Cùng với những chính sách cực đoan, tàn bạo, khát máu mà Khmer Đỏ áp đặt lên người dân trong nước thì chúng cũng đồng thời thực thi chính sách về đối ngoại vô cùng nguy hiểm. Được bên ngoài kích động, xúi bẩy và hậu thuẫn, tập đoàn Pol Pot – Ieng Sary ra sức xuyên tạc mối quan hệ Việt Nam – Campuchia, kích động tư tưởng thù hằn dân tộc, chống Việt Nam. Những hoạt động quân sự xâm phạm biên giới của tập đoàn Pol Pot – Ieng Sary thực sự là hành động cực kỳ nguy hiểm, xâm phạm thô bạo đến độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, trực tiếp gây tổn hại cho mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Campuchia.

Đường Số 4 Rực Lửa

Đường Số 4 Rực Lửa

Tác giả:
Lượt nghe: 47

Đặng Văn Việt, một nhân vật đã đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam với những chiến công chói lọi trong công cuộc chống ngoại xâm bảo vệ đất nước. Ông đã chỉ huy quân đội Việt Minh hoạt động dọc tuyến đường số 4, tổ chức nhiều trận phục kích và công đồn, gây rất nhiều khó khăn cho lực lượng quân Pháp đồn trú tại đây, phần nào giảm bớt áp lực của quân Pháp ở chiến khu Việt Bắc…

Hồi Ký Của Các Tướng Tá Sài Gòn

Hồi Ký Của Các Tướng Tá Sài Gòn

Tác giả:
Lượt nghe: 18

Hồi ký của các tướng tá Sài Gòn xuất bản ở nước ngoài là tập tư liệu biên soạn của nhà báo Mai Nguyễn, nội dung có trích dẫn từ hồi ký của một số nhân vật từng nắm giữ các chức vụ cao nhất trong chính quyền, quân đội và các cơ quan mật vụ, an ninh của chế độ Sài Gòn. Hầu hết các nhân vật này đã bỏ chạy ra nước ngoài trước sức tiến công toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử 30-4-1975 như: Trần Văn Đôn – trung tướng, nguyên tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam Cộng hòa (Sài Gòn); Đỗ Mậu – giám đốc Nha An ninh quân đội; Nguyễn Cao Kỳ – trung tướng, tư lệnh không quân và có thời làm thủ tướng, phó tổng thống; Nguyễn Chánh Thi – tư lệnh sư đoàn nhảy dù biệt danh “anh cả đỏ”, cát cứ miền Trung vùng I chiến thuật (lưu vong từ giữa thập niên 1960) v.v…

Lính Sư Đoàn Bộ Binh 4

Lính Sư Đoàn Bộ Binh 4

Tác giả:
Lượt nghe: 57

Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam năm 1979 là 1 trong 23 cuộc chiến lớn trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, chính nghĩa và tất thắng. Bởi đó vẫn là chiến tranh Nhân dân với nghệ thuật quân sự truyền thống theo lối đánh dựa vào thế núi sông bờ cõi để làm chủ chiến trường, tiêu diệt sinh lực địch, giữ gìn từng tấc đất giang sơn Tổ quốc cả đất liền và biển đảo.

Chiến Sỹ Trinh Sát

Chiến Sỹ Trinh Sát

Tác giả:
Lượt nghe: 37

Thời kháng chiến chống Mỹ, cả đất nước dồn hết sức lực cho những chiến trường được định danh bằng các chữ cái tiếng Việt. Hậu phương miền Bắc là A, chiến trường miền Nam ở bên kia vĩ tuyến 17 được gọi là B. “Đi B” là vào Nam, là ra chiến trường, là trực tiếp giáp mặt đạn bom chiến đấu với kẻ thù. Trong những đoàn người Đi B không chỉ có quân đội, những người lính trực tiếp cầm súng đánh giặc, mà còn có các đoàn cán bộ quân dân chính đảng đi vào để phục vụ cho muôn mặt đời sống của cả chiến trường rộng lớn miền Nam.