• Thể loại

  • Sắp xếp theo

  • Nhập lại

Ý Chí Sắt Đá

Tác giả:
Lượt nghe: 578

Cuộc du học của Huyền Trang thích thú vô cùng. Tới đâu ông cũng gặp những di tích của đạo Phật, tha hồ mà đọc kinh điển, mà thảo luận với các pháp sư và thỉnh giáo các vị tu hành uyên bác. Ông sống non mười năm ở Ấn, có dịp đi khắp nơi, được trông thấy bao nhiêu điều lạ, rồi bẩm sinh có óc nhận xét tinh tế, ghi cả lại trong du kí, thành một mớ tài liệu rất quí giá chẳng những giúp người Trung Hoa thời đó mà còn giúp những học giả thời nay hiểu Ấn Độ nữa. Chính René Grousset, tác giả cuốn Sur les traces de Bouddha cũng phải thán phục tài nhận xét của ông, coi ông vào hạng bác học danh tiếng nhất thời cổ. Cuốn sách Ý Chí Sắt Đá này gồm có: Huyền Trang Marco Polo (1254 – 1323) Marco Polo (Tt): Magellan (1480-1521 Ông Bà Lafayette (1757-1834) (1759-1807: Ông Bà Lafayette (Tt): Thomas Edward Lawrence (1888-1935)

Sử Ký Tư Mã Thiên

Tác giả:
Lượt nghe: 608

Đối với văn hóa thế giới, quyển Sử ký Tư Mã Thiên chiếm một địa vị đặc biệt. Nó là một công trình sử học lớn nhất của Trung Quốc và là một trong những quyển sử có tiếng nhất của thế giới. Tư Mã Thiên (145 TCN – 86 TCN), tên tự là Tử Trường, là tác giả bộ Sử ký (史記); với bộ sử đó, ông được tôn là Sử thánh, một trong Mười vị thánh trong lịch sử Trung Quốc. Ông làm chức Thái sử lệnh (太史令) rồi Trung thư lệnh, đời nhà Hán. Nhưng một điều còn làm chúng ta ngạc nhiên hơn là công trình khoa học lớn lao ấy đồng thời lại là một trong những tác phẩm văn học ưu tú của nhân loại. Người Trung Hoa xem nó là tác phẩm lớn nhất về văn xuôi trong nền văn học cổ Trung Quốc, là tác phẩm cổ điển ngang hàng với thơ của Đỗ Phủ. Sử ký là cả một thế giới. Nó làm thỏa mãn tất cả mọi người. Người nghiên cứu sử thì tìm thấy ở đấy một kho tài liệu vô giá, chính xác, với một giá trị tổng [ …]

Bảy Ngày Trong Đồng Tháp Mười

Tác giả:
Lượt nghe: 280

“Gần tới địa phận Nam Việt nó chia làm hai nhánh: Tiền Giang tức con sông này và Hậu Giang tức con sông chảy qua các châu thành Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ. Mặc dầu có hai nhánh mà tới mùa mưa, nước lũ đổ xuống nhiều quá tới nỗi có khi nước ở Long Xuyên dưng lên một ngày hai, ba tấc. Nếu không có biển hồ ở Cao Miên và Đồng Tháp ở Nam Việt làm hai cái hồ chứa mênh mông thì lưu lượng của nó còn thất thường hơn nữa. Hai hồ chứa ấy có công dụng này: khi nước sông lên, nước tràn vào hồ, nên nước lên bớt mau, trái lại khi nước sông xuống , nước trong hồ chảy ra sông nên nước xuống cũng bớt gấp. Nhờ vậy mà Cao Miên và Nam Việt tuy năm nào cũng bị lụt mà không bị tai hại mấy”.

Không có ảnh

Gương Hy Sinh

Tác giả:
Lượt nghe: 306

Rèn Nghị Lực Để Lập Thân

Tác giả:
Lượt nghe: 513

Một lần, tôi được nghe lỏm câu chuyện dưới đây giữa hai em nhỏ chừng năm, sáu tuổi đương thà tàu trên hồ nước trong một công viên. Một em có vẻ láu lỉnh khoe với bạn nó. -Chiếc tàu đó, ba tao mới mua ớ Charner, hai trăm đồng đấy. Mày về xin ba mày tiền mua một chiếc đi, rồi mai hai đứa mình lại đây cho tàu chạy đua. Rèn Nghị Lực Để Lập Thân – Nguyễn Hiến Lê Em kia đáp: -Lần trước, tao xin tiền mua chiếc máy bay, ba tao bảo không có tiền. -Ba mày nói dối mày đấy. Dễ ợt mày ơi, tao đã thấy rồi. Ba tao lại nhà băng, nói với người ta là người ta đưa tiền ngay. Ba mày không chịu lại nhà băng, chứ thiếu gì tiền. _ Ừ, đế tao về bảo ba tao lại nhà băng lấy. Thực là ngây thơ, phải không bạn??Nhưng bạn có tin được không, ‘trong số người lớn chúng ta cũng có nhiều người ngây thơ như vậy ? Họ tin rằng cần đọc sách chứ không cần tốn công tu luyện, là tâm hồn, tài năng sẽ thay đổi [ …]