• Thể loại

  • Sắp xếp theo

  • Nhập lại
Hồi Ký Chiến Tranh Biên Giới Phía Bắc 1979

Hồi Ký Chiến Tranh Biên Giới Phía Bắc 1979

Tác giả:
Lượt nghe: 115

Rạng sáng 17/2/1979, Bắc Kinh bất ngờ ồ ạt xua quân xâm lược biên giới mở màn cho cuộc chiến 30 ngày trên địa bàn 6 tỉnh: Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh và kéo dài suốt 10 năm sau đó. Trận chiến kéo dài 30 ngày đã hủy diệt 4/6 thị xã dọc biên giới Việt Nam, hàng chục nghìn dân thường thiệt mạng, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em. 400.000 gia súc bị giết, hoa màu bị tàn phá, một nửa trong số 3,5 triệu dân 6 tỉnh biên giới mất nhà cửa, tài sản. Phía Trung Quốc bị diệt 62.500 tên, 550 xe quân sự trong đó có 220 xe tăng, xe bọc thép (hơn một nửa số tham chiến) bị bắn cháy, 115 đại bác và súng cối hạng nặng bị phá hủy…

Sài Gòn Ngày Dài Nhất

Sài Gòn Ngày Dài Nhất

Tác giả:
Lượt nghe: 47

Tôi nhìn đồng hồ: 0 giờ 1 phút. Ngày mới của nhân gian đã sang được 60 giây. Hoàng hôn của đời tôi khởi sự. Từ đốm lửa ở đầu điếu thuốc loé lên mỗi hơi rít đẫy đà, tôi mơ hồ thấy nỗi chết gần kề. Đao phủ và hình cụ của nó đang chờ tôi bên bờ biển máu. Tôi linh cảm tôi sẽ là một trong cả triệu nạn nhân bị đẩy vào cuộc tàn sát tuyết hận ghê gớm của cộng sản như người Mỹ khẳng định và như Soljenitsyne quả quyết. Tôi sợ hãi. Tôi sợ hãi vô cùng: Vì tôi chưa hiểu cộng sản sẽ dành cho những nhà văn chống đối họ cách chết nào, lối chết nào, kiểu chết nào. Khái Hưng đã bị dìm dẫy sặc dưới nước. Lan Khai đã bị nhét vô rọ liệng xuống sông. Sắp đến lượt chúng tôi. Sắp đến lượt Doãn Quốc Sĩ, Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Mạnh Côn, Như Phong… Chẳng biết những người này có nhanh chân và may mắn hơn tôi? Chẳng biết anh em nào đã ra đi, anh em nào còn kẹt lại? Riêng tôi, tôi tuyệt vọng di tản [ …]

Hồi Ức Người Lính Sư Đoàn 7

Hồi Ức Người Lính Sư Đoàn 7

Tác giả:
Lượt nghe: 53

Khi rút chạy khỏi Phnom Penh, Pol Pot lùa theo cả người dân đi cùng đưa sâu vào trong rừng để sử dụng họ làm nhân lực xây dựng vùng kháng chiến lâu dài. Lúc đó Sư đoàn 9 và Trung đoàn 141 của Sư đoàn 7, Quân đoàn 4 đánh mũi chủ công chính. Sư đoàn 5 đánh bên phải và Sư đoàn 7 đánh tấn công căn cứ Amleang bên trái trên đường 132 cùng nhiều Lữ đoàn trực thuộc khác. Ở đây đã diễn ra những trận chiến ác liệt và quân ta hy sinh cũng nhiều. “Lúc đó đơn vị tôi ở vòng ngoài chống sự càn quét của địch. Khu vực bên trái đội hình là Quân đoàn 4. Khi đơn vị tôi đánh trả Khmer Đỏ, gặp người dân Campuchia bị giữ lại trong rừng, họ rất vui mừng khi được bộ đội Việt Nam cứu, họ ùa chạy về phía bộ đội ta cầu cứu. Điều đó chứng tỏ  người dân Campuchia không sợ lính Việt Nam mà sợ chính người của họ. Bộ đội ta chỉ đường cho người dân Campuchia ra khỏi rừng, trở về quê hương làm ăn sính sống”…

Tháng Ba Gãy Súng

Tháng Ba Gãy Súng

Tác giả:
Lượt nghe: 64

Tháng Ba gãy súng, hồi kí của Cao Xuân Huy, nguyên trung úy Thủy Quân Lục Chiến trong quân đội miền Nam Việt Nam, kể về giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến tranh ấy tại Quảng Trị-Thừa Thiên-Huế. Chiến tranh Việt Nam – cuộc chiến tranh dài nhất thế kỉ 20 của nhân loại – đã trôi vào quá khứ. Trên tất cả những nội dung chính trị, lịch sử và tư tưởng, nó trước hết là một cuộc chiến tranh trong đó hàng chục triệu người Việt Nam – dù là người chiến thắng hay kẻ chiến bại, phía bên này hay bên kia chiến tuyến – đã phải trả giá bằng sinh mệnh, chia li, cơ cực, bằng sự hủy diệt môi trường, sự tàn phá nhân tính và bằng những vết thương thời hậu chiến.

Đánh Thắng B.52

Đánh Thắng B.52

Tác giả:
Lượt nghe: 60

Hơn hai mươi năm đã trôi qua kể từ ngày chiếc B-52 đầu tiên bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội. Ngày 18 tháng 12 năm 1972 đã trở thành ngày lịch sử của nhân dân ta, quân đội ta. Riêng đối với Quân chủng Phòng không, ngày 18 tháng 12 năm 1972 đã trở thành ngày truyền thống vẻ vang của mình. Sự kiện 12 ngày đêm cuối tháng 12 năm 1972 trên bầu trời Hà Nội đã từng làm chấn động dư luận thế giới. Hàng nghìn bài báo, hàng trăm cuốn sách của nhiều tác giả thuộc các chính kiến khác nhau đã viết về sự kiện lịch sử vĩ đại này. Sau “sự kiện 12 ngày đêm”, nhiều người trên thế giới đã đặt câu hỏi “Giá như Việt Nam bị sụp đổ dưới hàng vạn tấn bom rải thảm của B-52 thì vận mệnh của thế giới sẽ ra sao?”. Một câu hỏi mang rất nhiều ý nghĩa.

Chiến Sỹ Trinh Sát

Chiến Sỹ Trinh Sát

Tác giả:
Lượt nghe: 37

Thời kháng chiến chống Mỹ, cả đất nước dồn hết sức lực cho những chiến trường được định danh bằng các chữ cái tiếng Việt. Hậu phương miền Bắc là A, chiến trường miền Nam ở bên kia vĩ tuyến 17 được gọi là B. “Đi B” là vào Nam, là ra chiến trường, là trực tiếp giáp mặt đạn bom chiến đấu với kẻ thù. Trong những đoàn người Đi B không chỉ có quân đội, những người lính trực tiếp cầm súng đánh giặc, mà còn có các đoàn cán bộ quân dân chính đảng đi vào để phục vụ cho muôn mặt đời sống của cả chiến trường rộng lớn miền Nam.