• Thể loại

  • Sắp xếp theo

  • Nhập lại
Uy Nam Vương

Uy Nam Vương

Tác giả:
Lượt nghe: 23

Giọt nước đồng hồ rỉ rả rơi xuống. Bên ngoài trời chưa sáng, chỉ mới bắt đầu trống canh năm. Ngày xưa chia 1 ngày ra làm 100 khắc. Để xem giờ họ làm cái hồ bằng đồng, đáy khoan một lỗ bé xíu, giữa hồ đựng một cây nhỏ ghi 100 khắc. Đem nước đổ đầy hồ, nước sẽ theo lỗ nhỏ mà rỏ dần từng giọt. Khi nước vơi dần thì số cũng lộ ra. Đến thời chúa Nguyễn Phúc Chú, đồng hồ Tây phương được đem lắp đặt ở các dinh và đồn tàu dọc biển Đàng Trong. Sau đó có người thợ Nguyễn Văn Tú đã sao chép lại được y hệt nên không cần mua nữa…

Khai Mở Triều Trần

Khai Mở Triều Trần

Tác giả:
Lượt nghe: 37

Lịch sử nước Việt từng xuất hiện một ông vua không ngai âm thầm làm cái bóng cho con trai mình. Không hẳn ai cũng biết tên tuổi hay công trạng ngài. Thời kỳ hiển hách của con cháu ngài khiến người ta mê đắm mà phớt lờ một trong những người dựng nên cột trụ chống đỡ cho một triều đại trải gần hai thế kỷ. Nhân vật đó là Trần Thừa, chưa một ngày ngồi lên ngôi cửu ngũ, nhưng vẫn được trân trọng ban miếu hiệu Thái Tổ. Thiên hạ nhớ tới Trần Tự Khánh kiêu dũng vô địch, đánh dẹp quần hùng, nhưng đâu hiểu rằng nếu không có Trần Thừa cũng như mất một cánh tay. Người ta đàm luận về Trần Thủ Độ mưu sâu kế hiểm, nhưng lại lãng quên vị nhiếp chính 8 năm hết lòng vì xã tắc. Đã đến lúc công lao của Thái Tổ được hậu thế nhìn nhận rộng rãi, và rằng nếu thiếu đi ông, giang sơn họ Trần cũng khó vững vàng…

Tử Chiến Thành Đa Bang

Tử Chiến Thành Đa Bang

Tác giả:
Lượt nghe: 19

Thành Đa Bang trở thành tâm điểm cuộc chiến, nếu mất thành thì toàn bộ chiến lũy dài mấy trăm cây số sẽ thất thủ, vận mệnh nước ta cũng lâm nguy. Quân Minh dựa vào thế áp đảo về quân số, thêm nữa do chiến lược phòng thủ sai lầm của nhà Hồ nên chúng bất chấp thương vong lớp này ngã, lớp sau lại ùa lên phá lũy, công thành. Quân nhà Hồ dùng “thần cơ sang pháo” và voi chiến đẩy lui địch nhưng khi quân giặc đã áp sát chân thành thì pháo không còn tác dụng, voi chiến cũng bị hỏa khí quân Minh đẩy lui. Sau hai ngày kịch chiến, quân Minh tuy tử thương rất nhiều nhưng cũng phá được thành Đa Bang. Việc Đa Bang thất thủ đã mở đầu cho sự thất bại không thể cứu vãn của cuộc kháng chiến chống Minh do nhà Hồ lãnh đạo. Đến tháng 6/1407, tại cửa Kỳ La, núi Cao Vọng, cha con Hồ Quý Ly cùng nhiều triều thần bị địch bắt đưa về phương Bắc. Đại Ngu bị diệt vong, nước ta bị phương Bắc xâm chiếm.

Sự Thật Về Vua Quang Trung

Sự Thật Về Vua Quang Trung

Tác giả:
Lượt nghe: 38

Năm 1958, ở Sài Gòn, cuốn Quang Trung – Nguyễn Huệ, anh hùng dân tộc 1788 -1792  được xuất bản. Tác giả cuốn khảo cứu là nhà văn, nhà báo quê ở làng Hạ Yên Quyết (làng Cót), Hà Nội, Hoa Bằng – Hoàng Thúc Trâm. Trong sách, tác giả Hoa Bằng đánh giá: “Ôi, là người đồng thời và ngang hàng với Nã Phá Luân (Napoleon), Quang Trung cũng có thiên tài về quân sự, cũng có thủ đoạn thần tốc trong việc hành binh, cũng có chí hăng, hoài bão lớn… Vậy mà Nã được gửi nắm xương trong đền Invalides để cho người sau viếng thăm ca tụng! Còn Quang Trung? Sự nghiệp oanh liệt phải vùi sâu trong vực thẳm thời gian!”…

Lý Thường Kiệt Đại Chiến Ung Châu Thành

Lý Thường Kiệt Đại Chiến Ung Châu Thành

Tác giả:
Lượt nghe: 46

Ngày 18 tháng 1 năm 1076, đạo quân của Lý Thường Kiệt cũng tới thành Ung châu. Mấy vạn quân của Lý Thường Kiệt, Lưu Kỷ và các tù trưởng khác vây thành Ung châu vài vòng kín như bưng. Tướng giữ thành là Tô Giám thấy thế quân Đại Việt mạnh nên đã áp dụng triệt để chính sách cố thủ để chờ viện quân, tính chỉ hai tuần lễ có thể đến nơi. Tô Giám ban đầu tin rằng Ung Châu cách Quế Châu chỉ có 14 ngày đường, nên viện binh thế nào cũng sẽ đến kịp cho nên đóng cửa thành cố thủ. Kiểm điểm binh lương, trong thành Ung lúc ấy chỉ có 2.800 quân. Dân thành Ung tất cả được gần 6 vạn người bấy giờ sợ hãi đạp nhau mà chạy. Ông đem hết công nhu (tiền công) phát hết cho dân khích lệ mọi người vững lòng, kiên trí. Kẻ nào bỏ trốn phải tội theo quân lệnh (Địch Tích là một bộ hạ dưới trướng của Tô Giám bị chém trong trường hợp này). Ông còn phao tin viện binh không còn xa thành là bao nhiêu. Trước đó con Tô [ …]

Những Lời Thề Của Lê Lợi

Những Lời Thề Của Lê Lợi

Tác giả:
Lượt nghe: 83

Lê Lợi và 18 vị hào kiệt đã thủy chung cùng nhau sống chết và lo nghiệp lớn thành công. Sự kiện “Lê Lai liều mình cứu chúa” đã trở thành một biểu tượng của tình bạn, nghĩa vua tôi trong lịch sử Việt Nam.Năm Quý Tỵ (1413), cuộc kháng chiến của nhà Hậu Trần thất bại; Đại Việt chìm trong đau thương mất mát bởi chính sách cai trị tàn bạo và thâm độc của quân Minh. Tưởng chừng như sẽ bị khuất phục trước âm mưu đồng hóa của nhà Minh nhưng Đại Việt đã quật cường đứng dậy dưới ngọn cờ khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng và lãnh đạo từ năm Mậu Tuất (1418). Để bắt đầu đại nghiệp chống giặc Minh, từ năm Bính Thân (1416), Lê Lợi và 18 vị hào kiệt đã hội tụ ở đồi Bái Tranh, lưng chừng đỉnh Pú Mé (nay là thôn Xuân Thành, xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân) dâng hương, lễ vật, sinh huyết, tế cáo trời đất, kết nghĩa huynh đệ thề cùng nhau chống lại giặc Minh. Sự kiện này đã được nhiều bộ sử ghi lại. Cụ thể và nhiều nhất [ …]

Anh Hùng Bán Than

Anh Hùng Bán Than

Tác giả:
Lượt nghe: 59

Vì một cô gái, Phiêu kỵ Đại tướng quân nhà Trần bị phế truất thành anh bán than! Tự cổ chí kim “anh hùng khó qua ải mỹ nhân”, Trần Khánh Dư dù là 1 tướng tài nhưng vì một chữ “tình” quá đỗi đậm sâu với công chúa Thiên Thụy mà bị phế truất thành anh bán than.

Danh Tướng Việt Nam

Danh Tướng Việt Nam

Tác giả:
Lượt nghe: 33

Tập sách đưa chúng ta trở về với quá khứ, hiểu thêm về con người, sự nghiệp của những bậc Danh tướng và những trận đánh làm nên tên tuổi của họ, góp phần to lớn vào trang sử vẻ vang của dân tộc. Với lần tái bản này, Bộ sách rất mong nhận được sự đón nhận của bạn đọc gần xa.

Hồ Quý Ly

Hồ Quý Ly

Tác giả:
Lượt nghe: 80

Bằng nghệ thuật tái hiện khoáng đạt, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã lật lại lịch sử thời kì cuối đời nhà Trần, góp thêm tiếng nói khám phá xã hội và con người Hồ Quý Ly – một nhân vật mà hơn 600 năm qua vẫn còn nhiều tranh cãi về ông. Hơn thế, cuốn tiểu thuyết còn là bức tranh đẹp về Thăng Long ngàn năm văn hiến với những địa danh cổ nổi tiếng, những cảnh sinh hoạt thôn dã, những lễ hội dân gian, những phong tục tốt đẹ được lưu truyền hay đã bị mai một theo năm tháng.

Dỡ Mắm

Dỡ Mắm

Tác giả:
Lượt nghe: 34

Trong cuốn sách này, Vương Hồng Sển viết về nhiều sự kiện và con người – kéo dài từ thời Pháp thuộc cho đến thời điểm 1983. Các nhân vật “có máu mặt” như các quân vương, toàn quyền, thống đốc, các kỹ nữ, ngôi sao màn bạc, các thường nhân của dĩ vãng hiện lên sống động qua hồi ức và tư liệu mà tác giả lưu giữ được.

Long Hoa Mật Tạng

Long Hoa Mật Tạng

Tác giả:
Lượt nghe: 147

Nền Quốc Đạo Tiên Rồng Dân Tộc. Nền Quốc Đạo Tiên Rồng là Tinh Hoa vũ trụ, là tiền đồ ung đúc bao thế hệ tinh thần Dân Tộc, trở thành Dân Tộc Thần Thánh. Rừng vàng biển bạc Non Sông đất nước là tiền đồ ung đúc lên sự giàu sang ấm no hạnh phúc.