• Thể loại

  • Sắp xếp theo

  • Nhập lại
Khúc Tiêu Đồng

Khúc Tiêu Đồng

Tác giả:
Lượt nghe: 229

Khúc Tiêu Đồng là tập hồi ký của một trong những cử nhân triều Nguyễn khóa cuối và là học viên trường Hậu Bổ khóa đầu, ôn lại câu chuyện từ khởi nghĩa Cần Vương đến Cách mạng tháng Tám 1945 thành công. Bằng chính cuộc đời mình, tác giả đã làm sống dậy một thời lịch sử bi thảm và hào hùng của dân tộc trong đêm dài phong kiến và thực dân từ thập niên cuối cùng của thế kỷ 19 đến giữa đầu thế kỷ 20.

Một Quan Điểm Đánh Giá Về Vua Gia Long Và Triều Nguyễn

Một Quan Điểm Đánh Giá Về Vua Gia Long Và Triều Nguyễn

Tác giả:
Lượt nghe: 247

Trong lịch sử cận đại Việt Nam, Nguyễn Ánh tức vua Gia Long là một trong những nhân vật phức tạp, cũng giống như triều đại Nguyễn (1802-1945) do ông dựng nên, đã từng nhận nhiều sự đánh giá khác nhau của lớp hậu sinh, và trở thành đề tài tranh luận kéo dài hơn nửa thế kỷ nay trong giới sử học, tính từ năm 1954 trở đi. Như thế, không phải bản thân vua Gia Long có gì phức tạp, mà vì sự nhận thức khác nhau làm cho vấn đề trở nên phức tạp, trong khi sự kiện, con người lịch sử trước sau vẫn chỉ bấy nhiêu đó mà thôi. Phức tạp, nhưng nếu trình bày hết ra một cách trung thực dựa trên cơ sở sử liệu khách quan và không để cho quan điểm chính trị nhất thời xen vào chi phối thì cái phức tạp kia cũng tức khắc trở thành đơn giản. Điều này có nghĩa, sự việc thế nào cứ để cho ra thế ấy, không nên để lúc vầy lúc khác tùy thuộc vào cặp kính màu ý thức hệ khiến người ta không còn giữ được thái độ khách [ …]

Toàn Văn Bác Hồ Đọc Tuyên Ngôn Độc Lập

Toàn Văn Bác Hồ Đọc Tuyên Ngôn Độc Lập

Tác giả:
Lượt nghe: 121

Vào lúc 14 giờ ngày 2/9/1945, trong cuộc mít tinh tại vườn hoa Ba Đình, trước hàng chục vạn đồng bào, trên lễ đài trang nghiêm, thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bản Tuyên ngôn Độc lập có 1.120 chữ, được sắp xếp trong 49 câu.

Nam Hải Dị Nhân

Nam Hải Dị Nhân

Tác giả:
Lượt nghe: 95

Hào kiệt anh tài là khí tinh anh của một nước, cho nên nước nào cũng có, mà thời nào cũng có. Lớn thì gây dựng nên thời thế, tô điểm cho non sông; nhỏ thì lập nên công nghiệp, để danh tiếng về sau; cũng là làm gương cho người đời cả. Nước Nam ta từ xưa đến nay, trải hơn 4.000 năm, chẳng thiếu gì người tài đức, người danh tiếng; nhưng bởi vì sự tích xa xôi mà không rõ, hoặc vì sử sách biên sót mà không tường. Chỉ còn người nào ghi vào sử, hoặc chép vào ký tái của các tư gia, thì còn có thể lưu truyền lại được.

Quốc Sử Tạp Lục

Quốc Sử Tạp Lục

Tác giả:
Lượt nghe: 114

Cuốn sách là tập hợp gần như trọn vẹn các bài viết, bài tiểu luận về lịch sử đã đăng báo của tác giả, do gia đình, bè bạn thực hiện sau khi ông qua đời được hai năm. Với “ao ước được một bộ sử nước nhà viết bằng tiếng mẹ đẻ, kê cứu theo phương pháp khoa học”, Nguyễn Thiệu Lâu đã từng bước khơi lại những sự kiện và nhân vật ít được quan tâm, chất vấn những quan điểm sử học thiên lệch và cảm tính… Ông dành mối quan tâm đặc biệt đến thế kỷ XIX với những sự kiện lịch sử thăng trầm vừa hào hùng vừa bi phẫn trong cuộc trị bình và bảo vệ đất nước của ông cha, như một cách cất lên tiếng nói ưu hoài về vận mệnh dân tộc. Đứng giữa ba động của lịch sử thế kỷ XX, bị kẹt trong những mâu thuẫn dằng dai của thời đại, Nguyễn Thiệu Lâu rốt cuộc đã chọn cho mình hành trình của một trí thức chân chính trên con đường sử học nhiều trắc trở, gian nan.

Đại Cương Lịch Sử Việt Nam

Đại Cương Lịch Sử Việt Nam

Tác giả:
Lượt nghe: 102

Lịch sử Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua giữ một vị trí quan trọng trong lịch sử tiến hóa của dân tộc. Việc nghiên cứu, giảng dạy lịch sử Việt Nam trong suốt 5 thập niên này có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất sâu sắc. Sách được biên soạn một cách hệ thống và tương đối hoàn chỉnh về mặt kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội.

Vua Duy Tân 1916

Vua Duy Tân 1916

Tác giả:
Lượt nghe: 68

Vua Duy Tân tên là Nguyễn Phúc Vĩnh San, còn có tên là Hoảng, con thứ 5 của vua Thành Thái và bà Nguyễn Thị Định, sinh ngày 26 tháng 8 năm Canh Tý (19 tháng 9 năm 1900). Năm 1907, vua Thành Thái thoái vị, triều đình Huế đưa Hoàng tử Vĩnh San lên ngôi, lấy niên hiệu là Duy Tân lúc mới được 8 tuổi. Vua Duy Tân là vị vua lên ngôi nhỏ tuổi nhất trong 13 vua Nguyễn. Tuy nhiên vua lại là người chững chạc, có khí phách của một bậc đế vương. Cũng như cha mình, vua Duy Tân là người có tư tưởng chống Pháp. Vua đã cùng với Thái Phiên, Trần Cao Vân… vạch định cuộc nổi dậy chống Pháp vào ngày 3 tháng 5 năm 1916. Nhưng âm mưu bại lộ, vua cùng Thái Phiên và Trần Cao Vân trốn ra khỏi Kinh Thành. 3 ngày sau, vua Duy Tân bị Pháp bắt và bị kết tội rồi đày sang đảo Réunion. Vua Duy Tân mất ngày 21 tháng 11 năm Ất Dậu (25-12-1945) trong một tai nạn máy bay khi được 46 tuổi. Vua được an táng tại nghĩa trang [ …]

Việt Sử Tân Biên

Việt Sử Tân Biên

Tác giả:
Lượt nghe: 33

Việt sử tân biên là một bộ sách quy mô về Lịch sử Việt Nam, gồm 5 tập, chia làm 7 quyển do sử gia Phạm Văn Sơn biên soạn và phát hành từng tập từ năm 1956 đến năm 1972 tại Sài Gòn.

3 Lần Chiến Thắng Quân Mông Nguyên

3 Lần Chiến Thắng Quân Mông Nguyên

Tác giả:
Lượt nghe: 45

3 lần chiến thắng quân Nguyên – Mông là một trong những trang sử hào hùng nhất trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Bởi trong vòng 30 năm, quân dân ta đã 3 lần đánh thắng đội quân xâm lược hùng mạnh và hung hãn nhất thời đó, bảo vệ quyền độc lập tự chủ của đất nước, góp phần bảo vệ nền độc lập của các nước Đông Nam Á. Chiến thắng quân Nguyên – Mông là bài học vô giá về sự đoàn kết, trí tuệ tuyệt vời của cha ông ta trong chống giặc ngoại xâm.

Hơn Nửa Đời Hư

Hơn Nửa Đời Hư

Tác giả:
Lượt nghe: 68

Hơn nửa đời hư là cách nói lộng ngữ mang tính tự trào, tự mỉa của tác giả: Bác Vương Hồng Sển; mà theo ông cho đến cuối đời, vẫn chưa làm nên sự nghiệp, dù chỉ với ý nghĩ khiêm nhường. Bắt tay viết cuốn sách này, Bác Vương khi ấy đã vào cái tuổi ngoài Thập cổ lai hy (tức tuổi trên 70) xưa nay hiếm. Đó là vào năm 1974, cho tới tháng 7-1978 ông mới viết tiếp trang cuối cuốn hồi ức Hơn nửa đời hư này. Đây là một thiên hồi ức của một nhà văn hóa, một lão học giả học cao, hiểu rộng, có vốn sống vô cùng phong phú và một phương pháp làm việc khoa học – nói có cách, mách có chứng – vì ông nhiều năm làm Viện trưởng Viện Bảo tàng, tinh thông nghề sưu tầm cổ ngoạn, ghi chép những sự việc, những điều chính ông nghe, thấy, làm và biết được. Đó là những bước thăng trầm, “những nỗi buồn, vui, đau khổ” ăn năn, tự vấn, “những tâm sự rải rác phân tán manh mún, vụn vặt về cuộc đời và con người” quanh ông [ …]

Thời Cuối Nhà Trần

Thời Cuối Nhà Trần

Tác giả:
Lượt nghe: 60

Kể Chuyện Lịch Sử Nước Nhà – Thời Cuối Nhà Trần được biên soạn nhằm giúp học sinh nắm chắc kiến thức lịch sử đã và đang học trong chương trình, sách giáo khoa Lịch sử ở các cấp học phổ thông. Đồng thời, giúp học sinh hình dung được những chân dung, tính cách, phẩm chất vừa cao cả, phi thường mà cũng vừa rất gần gũi, đời thường ở những vị vua anh minh, những trung thần giàu tài năng và đức độ… có những đóng góp to lớn trong việc gìn giữ giang sơn, bờ cõi, xây dựng các triều đại hưng thịnh qua bao thăng trầm của lịch sử dân tộc.

Trần Nhân Tông

Trần Nhân Tông

Tác giả:
Lượt nghe: 44

Sự nghiệp Phật hoàng Trần Nhân Tông đối với dân tộc nổi bật trên cả ba lĩnh vực: Giữ nước, dựng nước và mở nước. Ở lĩnh vực nào, ngài cũng đều có những cống hiến hết sức đặc biệt. Phật hoàng Trần Nhân Tông được xem là ngôi sao sáng chói trên bầu trời Đại Việt thế kỷ XIII, mãi mãi tỏa sáng đối với thế hệ mai hậu, là niềm tự hào lớn lao đối với mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước. Cần phải thấy thêm rằng đối với lịch sử thế giới, một người như Phật hoàng Trần Nhân Tông hiếm thấy xuất hiện

Dấu Xưa, Tản Mạn Lịch Sử Nhà Nguyễn

Dấu Xưa, Tản Mạn Lịch Sử Nhà Nguyễn

Tác giả:
Lượt nghe: 55

Dấu Xưa – Tản Mạn Lịch Sử Nhà Nguyễn của nhà du khảo lịch sử Mathilde Tuyết Trần là một cuộc hành trình nho nhỏ chất chứa tình cảm về đất và người, đưa bạn đọc trở về một đoạn trong quá khứ lịch sử Việt Nam dưới thời nhà Nguyễn và thời Pháp thuộc. Sách gồm 5 chương đề cập đến một số khía cạnh có ý nghĩa nhất định, từ trách nhiệm để mất chủ quyền quốc gia dưới thời vua Tự Đức (chương I) đến cuộc khởi nghĩa vũ trang có sức chiến đấu bền bỉ nhất vào cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX (chương IV), rồi chuyện hai nhà vua yêu nước Hàm Nghi và Duy Tân bị lưu đày xa Tổ quốc (chương II và chưong III).

Bạch Tượng Và Nữ Tướng

Bạch Tượng Và Nữ Tướng

Tác giả:
Lượt nghe: 53

“Hỏa tượng” là tên của nó, “Hỏa tượng” là cách người ta tạo ra nó, và “Hỏa tượng” cũng chính là cách mà nó chết đi. Người ta dùng kim loại nóng chảy xăm chàm lên mình voi, vẽ thành những hoa văn trác tuyệt, những lời nguyền cổ xưa, những câu thần chú đã thất truyền. Để rồi, khi voi bị thiêu sống, vết chàm kia sẽ sáng rực một lần nữa, cuồn cuộn trong ánh lửa, đẹp đẽ vô cùng. Và người ta chỉ chú tâm ngắm nhìn kiệt tác mà quên đi nỗi đau của nó, một con voi tội nghiệp…

Madam Nhu Trần Lệ Xuân Quyền Lực Bà Rồng

Madam Nhu Trần Lệ Xuân Quyền Lực Bà Rồng

Tác giả:
Lượt nghe: 47

Đây là câu chuyên mới nhất chưa được kể về chiến tranh Việt Nam – cuốn tiểu sử đầy cuốn hút, riêng tư với kết cục bi thảm của bà Ngô Đình Nhu, Đệ nhất Phu nhân không chính thức của Việt Nam Cộng hòa, người mà quyền lực chính trị và bản tính sắt đá đã mang lại cho mình danh hiệu Bà Rồng. Cuộc đời bà đã khép lại trong cảnh lưu đày và cô liêu vào năm 2011. Monique Demery đã dành mười năm tìm hiểu về nhân vật Bà Rồng khó lường này. Kết quả của sự cần mẫn đó là một quyển sách hay vừa đậm chất học thuật vừa có thể đọc say mê như một câu chuyện bí ẩn thú vị.