• Thể loại

  • Sắp xếp theo

  • Nhập lại

Với Đà Lạt, Ai Cũng Là Lữ Khách

Tác giả:
Lượt nghe: 543

Tập tản văn gồm 23 tản văn là những hoài niệm và cảm nhận về Đà Lạt. Đà Lạt là sương mù, là rong rêu, là những phận người lặng lẽ nhưng không kém phần mãnh liệt. Đà Lạt đã ăn sâu vào tâm hồn tác giả như một ám ảnh không thể trục xuất ra khỏi đầu và ra khỏi trái tim. “Có những ngày như thế, đồng tử thèm bức xạ, thèm mù sương, thèm cái quạnh quẽ của cảnh sắc. Cơn thèm muốn quắt quay của tên nghiện thâm niên buông thả cuộc đời, có lẽ cũng chỉ đến mức như vậy. Bắt đầu từ việc ánh nhìn đờ đẫn mỏi mệt vươn ra, dõi tìm trong ngõ ngách đời sống một chút bàng bạc, một chút sương khói hẫng hiu hư vô và tự lừa mị rằng đó là sương khói thật, đó là khung cảnh núi đồi thật, để chỉ cần khép mắt lại thôi, là Đà Lạt ùa về, ngập tràn khắp nẻo mộng”.

Thiên thần nhỏ của tôi

Tác giả:
Lượt nghe: 493

Khi dọn về ngôi nhà mới, Kha có một cô bạn nghèo sống trong ngõ hẻm gần đó. Khu vườn và ngôi biệt thự mà cha mẹ Kha được cấp không ngờ là nơi quen thuộc của Hồng Hoa, cứ như cô ấy đã gắn bó với nó từ lâu rồi. Vì thế, dù bị chủ nhà mới ngăn cấm, cô vẫn lén lút tìm vào khu vườn, để rồi gặp phải tai nạ Và…

Quà sinh nhật

Tác giả:
Lượt nghe: 502

Cơn giông

Tác giả:
Lượt nghe: 477

Cơn Giông là tập tiểu thuyết của nhà văn Lê Văn Thảo viết về một giai đoạn trong cuộc đời của Bằng, người con đất Mũi bị mất cha mẹ trong bão giông, được một người nhận làm con nuôi…, lưu lạc lên Sài Gòn. Vào tù sau giải phóng vì tội kinh tế. Ra tù về quê cũ làm lại cuộc đời. Nhưng chính từ chốn quê cũ đời anh lại trải qua một cơn giông khác, tồi tệ hơn, nhiêu khê hơn và cũng thấn đẫm tình người hơn. Rốt cuộc những cuộc đời lưu lạc lại tìm về nhau, nương tựa, làm sống dậy vùng đất Mũi một thời gian khó trong chiến tranh, nay sống trong hòa bình đi lên ấm no với không ít trăn trở, vật lộn. Ra tu rồi lại vào tù, rồi lại cưu mang người khác, Bằng đã sống như một chang đước bám sâu vào đất, mang tươi xanh cho đời. “Cả khu chợ tan hoang. Quán Hai Chất bị tốc mái, khách khứa vẫn tấp nập. Bằng lên quán uống cà – phê mặc Thúy và gã con trai tìm người phụ cáng đưa bà mập đi bịnh viện. [ …]

Lĩnh Nam Chích Quái

Tác giả:
Lượt nghe: 639

Lĩnh Nam Chích Quái – tập truyện ghi lại những chuyện kỳ lạ ở nước Nam, là một danh tác văn học trung đại, một báu vật trong di sản văn hóa của ông cha. Lĩnh Nam Chích Quái được Trần Thế Pháp viết bằng chữ Hán vào khoảng đời Trần, qua thời gian được sự nhuận sắc, chỉnh sửa, bồi đắp cuả nhiều thế hệ các nhà nho Việt Nam tiêu biểu như Vũ Quỳnh, Kiều Phú. Ở Lĩnh Nam Chích Quái, những truyện tích thần kì được góp nhặt và ghi chép lại thể hiện quan niệm của ông cha về lịch sử dân tộc, về phong tục tập quán, về cách đối nhân xử thế *** Ấn bản Lĩnh Nam Chích Quái của Nhà xuất bản Kim Đồng là ấn bản giữ lại gần như nguyên vẹn bản dịch của các học giả Đinh Gia Khánh và Nguyễn Ngọc San. Ba mươi sáu truyện trong Lĩnh Nam Chích Quái gồm những truyện thần tích, thần phả từ thời Hồng Bàng cho đến đời Trần. Đó là truyện về Âu Cơ – Lạc Long Quân, truyện Cây Cau, truyện Núi Tản Viên… Đây cũng là ấn bản đầy [ …]

Truyện Cổ Nhật Bản

Tác giả:
Lượt nghe: 615

Một chú bé sinh ra từ quả đào, một con cáo có thể hóa ra thành cả một đám rước, một con sếu nhổ lông của mình dệt nên tấm lụa có một không hai, một ông lão biết cách làm cả vườn cây bỗng đơm hoa… Không chỉ chắp cánh thêm cho trí tưởng tượng của các độc giả nhỏ tuổi,Truyện Cổ Nhật Bản còn là một kho tàng quý giá về nền văn hóa ứng xử của xứ sở hoa anh đào. Thưở ban đầu, nghệ thuật và văn học Nhật Bản chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc và Triều Tiên. Nhưng từ thế kỷ XI, các nghệ sĩ Nhật Bản bắt đầu viết ra những tác phẩm văn học vô cùng độc đáo, thường xuất phát từ truyền thống dân gian, truyền thuyết. Truyện Cổ Nhật Bản sẽ minh chứng rõ nét cho điểm này. Các câu chuyện phần nhiều kể về các anh hùng giản dị nhưng dũng cảm, những con vật – đặc biệt là cáo và lửng, có phép thần thông biến hóa. Với Truyện Cổ Nhật Bản, bạn đọc không những có thể khám phá ra gốc gác sâu xa [ …]

Một giọt nắng nhạt

Tác giả:
Lượt nghe: 517

Sau này ông đã viết trong “Một giọt nắng nhạt” rằng: “Đã biết cái nhục, thì chẳng có cái khổ nào là đáng kể”. Ngay cả việc Nguyễn Khải trở thành nhà văn cũng đình đám và người thân hết sức ngạc nhiên. Sau giải phóng năm 1975, ông gặp lại người bố sau 30 năm xa cách, bố ông đã phải thốt lên: “Anh mà viết văn thì kể cũng lạ đấy, vì ngày xưa sao mà anh ngốc nghếch thế, hơi đần nữa. Tôi còn nhớ năm anh 13 tuổi mà xỏ dép vẫn chưa phân biệt được chân nào phải, chân nào trái”. Nguyễn Khải cũng bảo ngay cả khi đã vào bộ đội năm 17 tuổi, ông vẫn là người kém tháo vát và “chậm hiểu” nhất trong tiểu đội. Nhưng cuối cùng với sự hiểu biết sâu rộng về đời sống, Nguyễn Khải đã trở thành một nhà văn lớn. Giọng văn của ông được đánh giá là “lưu loát lạ lùng”, khôn ngoan ít ai bì. Nhà văn Nguyễn Minh Châu nhận xét: Nghe ông Khải ông ấy nói thì hóa ra không phải Nguyễn Khải bắt chước và học lỏm nước ngoài mà [ …]

Cây Chuối Non Đi Giày Xanh

Tác giả:
Lượt nghe: 780

Kỷ niệm bao giờ cũng đẹp và đặc biệt là không biết phản bội. Câu chuyện này kể về kỷ niệm. Có nỗi sợ trẻ con ai cũng từng qua, có rung động mơ hồ đủ khiến hồi hộp đỏ mặt. Mối ghen tuông len lỏi, nỗi buồn thắt tim, và những giấc mơ trong veo êm đềm mang đến niềm vui, niềm hy vọng… Truyện dài mới nhất của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh lần này chỉ có một bài hát lãng mạn có lẽ ai cũng mê, còn lại là những con chữ mang đến hạnh phúc. Để dành tặng cho các bạn trẻ, và những ai từng qua tuổi ấu thơ.

Tắt Lửa Lòng (Lan Và Điệp)

Tác giả:
Lượt nghe: 618

Tắt Lửa Lòng – Nguyễn Công Hoan Nguyễn Công Hoan ( 6/3/1903 – 6/6/1977), quê ở làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). Ông là một nhà văn, nhà báo, thành viên hội nhà văn Việt Nam. Sau Cách mạng tháng Tám, ông giữ chức Giám đốc kiểm duyệt báo chí Bắc Bộ, kiêm Giám đốc Sở Tuyên truyền Bắc Bộ. Sau đó ông gia nhập Vệ quốc quân, làm biên tập viên báo Vệ Quốc Quân, giám đốc trường Văn hóa quân nhân, chủ nhiệm và biên tập tờ Quân Nhân Học Báo. Cuốn sách Tắt Lửa Lòng là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Công Hoan được chọn lọc và biên tập một cách rất kỹ lưỡng.

Lên Ngôi

Tác giả:
Lượt nghe: 692

Lên ngôi là phần cuối của loạt truyện về xứ Trylle, sau tập 1 Bị hoán đổi, tập 2 Bị tranh đoạt – những câu chuyện huyền hoặc và lãng mạn về xứ Trylle đã được tác giả Amanda Hocking dựng lên dựa trên truyền thuyết về những yêu lùn da xanh có phép màu sống trong rừng thẳm.Lên ngôi được viết với bút pháp hiện đại, tiết tấu nhanh, giàu kịch tính, lãng mạn, thêm một chút huyền bí, nhân vật mang dáng dấp những cô cậu tuổi mới lớn rất đáng yêu. Amanda Hocking là một tác giả trẻ ở Mỹ. Bộ ba tác phẩm của cô về xứ Trylle đã tạo nên cơn sốt trong bạn đọc ở nhiều nước. Cô đã được giới phê bình văn học Mỹ đánh giá là một tài năng độc đáo trong thể loại văn học kỳ ảo, người đã tạo nên một luồng gió mới trong dòng sách vốn đã nhiều người thử qua nhưng hiếm có ai thành công.

Ba phút sự thật

Tác giả:
Lượt nghe: 613

Đây là một lời tự bạch phản ánh chân thực nhân cách nhà văn của Phùng Quán: Khát vọng suốt đời về sự thật. Bởi sự thật không phải là thứ có sẵn như chiếc bật lửa trong túi áo, mà chính là số phận và khát vọng của Nhân Dân. Nhân Dân là Người Mẹ đẻ đau mang nặng để sinh ra đứa con làm Nhà Văn, và vì thế, đứa con Phùng Quán suốt đời không quên lời Mẹ dặn: Người làm xiếc đi trên dây rất khó Nhưng không khó làm bằng nhà văn Đi trọn đời mình trên con đường chân thật (Hoàng Phủ Ngọc Tường – Đứa con không quên lời Mẹ dặn)

Trăng màu hổ phách

Tác giả:
Lượt nghe: 543

Cao Nguyệt Nguyên với tập truyện Trăng màu hổ phách đã cho thấy rõ sự dụng công trong thủ pháp thể hiện: hư thực đan cài, không gian thời gian biến hóa, liên tưởng mạnh… đã giúp ngòi bút trẻ miêu tả được phần nào hiện thực gai góc khốc liệt khiến nhân vật trầy sướt đớn đau trong hành trình nhọc nhằn của kiếp người. Lối thể hiện có phần ảo diệu trong nhiều truyện ngắn đã giúp tác giả tạo được một gương mặt văn chương riêng biệt, già dặn và sâu sắc so với những cây bút cùng thế hệ.

Hai Cõi U Minh

Tác giả:
Lượt nghe: 533

Đường còn dài, còn dài…

Tác giả:
Lượt nghe: 521

Đường còn dài, còn dài kể về chín tháng trong cuộc đời một chàng sinh viên. Chín tháng hết sức đặc biệt, bởi cậu quyết định… bỏ học, làm một hành trình xuyên Việt với một bạn trẻ khác trên chiếc xe tải nhỏ. Trên đường đi họ kết nạp thêm một chàng “Tây balô” tại Hội An. Ra các tỉnh biên giới phía Bắc rồi quay về Hà Nội, họ chia tay nhau. Nhân vật chính quay về kiếm sống phụ bán cà phê tại Đà Lạt một thời gian, rồi trở lại Sài Gòn… đi học tiếp. Một hành trình thú vị, đầy chất lãng mạn của tuổi trẻ. Cũng có dăm ba chuyện tình trong một bối cảnh là con đường xuyên Việt được ghi nhận bằng một đôi mắt trẻ trung, hồn nhiên. Đường còn dài, còn dài cứ như một ước mơ người trẻ nào cũng từng có: vứt bỏ tất cả và… lên đường! “… Trân cằn nhằn chuyện tôi bỏ học. “Mẹ mày sẽ đổ bệnh vì mày!” – Nó hăm doạ. “Mày tưởng tao đợi mày nói mới biết chuyện đó chắc?!”. Tôi chán ngán đề tài này quá mức. “Mày tưởng [ …]

Bước Đường Cùng

Tác giả:
Lượt nghe: 397

“Chị Pha nói để trút nỗi uất trong lòng: – Giá ông nghị như người ta, thì làng này được nhờ khối. Làm gì ông ấy chẳng công đức cho làng được cái trường, cái đường, cái giếng. Dự nghiến răng: – Nói làm gì đến thằng ăn cướp ấy, nó chỉ mong cho ta ngu, và cứ cố ghìm cho ta ngu lâu để nó bóc lột dễ dãi. Lắm lúc thấy nó chướng mắt, tôi cứ muốn cho nó một nhát dao. Vợ chồng Pha giật mình. Dự lại nói: – Chúng mình phải coi nó là kẻ thù chung. Vì khát khao sự học, Pha lắc đầu, chữa: – Ông ấy chưa phải là kẻ thù. Vì nếu suy kỹ ra, thì còn nhiều cái đáng thù hơn. Nhưng xét cho đến gốc, thì do ở mình dốt nát. Dự cãi: – Nếu ở nông thôn không có thằng nhà giàu nó bóc lột đến nỗi dân cày chúng ta không còn cái khố mà đeo, thì đâu đến nỗi làng ta tiều tụy, dân ta dốt nát. Vậy, kẻ thù của chúng ta là cái nghèo. Chị Pha đương têm trầu, nhăn mặt kêu: – Ừ, [ …]