• Thể loại

  • Sắp xếp theo

  • Nhập lại
Cuộc Tháo Chạy Tán Loạn

Cuộc Tháo Chạy Tán Loạn

Tác giả:
Lượt nghe: 76

Cuộc Tháo Chạy Tán Loạn là cuốn sách dày của một nhân viên CIA cỡ bự. Một cuốn sách lôi cuốn, bổ ích và lý thú đối với chúng ta.CIA (Cục tình báo trung ương Mỹ) vốn được coi là một thần tượng ở phương Tây. Đó là một tổ chức vốn được tâng bốc là cực lớn, cực giàu, cực mạnh, hầu như có mặt ở khắp nơi trên thế giới này. Đó là một “cột trụ” vững chãi của chế độ Mỹ, của chính quyền Hoa Kỳ, của “nền dân chủ Tây phương”. Đó là một chính phủ trong chính phủ, một đội quân trong các đội quân .

Sài Gòn Ngày Dài Nhất

Sài Gòn Ngày Dài Nhất

Tác giả:
Lượt nghe: 55

Tôi nhìn đồng hồ: 0 giờ 1 phút. Ngày mới của nhân gian đã sang được 60 giây. Hoàng hôn của đời tôi khởi sự. Từ đốm lửa ở đầu điếu thuốc loé lên mỗi hơi rít đẫy đà, tôi mơ hồ thấy nỗi chết gần kề. Đao phủ và hình cụ của nó đang chờ tôi bên bờ biển máu. Tôi linh cảm tôi sẽ là một trong cả triệu nạn nhân bị đẩy vào cuộc tàn sát tuyết hận ghê gớm của cộng sản như người Mỹ khẳng định và như Soljenitsyne quả quyết. Tôi sợ hãi. Tôi sợ hãi vô cùng: Vì tôi chưa hiểu cộng sản sẽ dành cho những nhà văn chống đối họ cách chết nào, lối chết nào, kiểu chết nào. Khái Hưng đã bị dìm dẫy sặc dưới nước. Lan Khai đã bị nhét vô rọ liệng xuống sông. Sắp đến lượt chúng tôi. Sắp đến lượt Doãn Quốc Sĩ, Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Mạnh Côn, Như Phong… Chẳng biết những người này có nhanh chân và may mắn hơn tôi? Chẳng biết anh em nào đã ra đi, anh em nào còn kẹt lại? Riêng tôi, tôi tuyệt vọng di tản [ …]

Lão Tử Đạo Đức Kinh

Lão Tử Đạo Đức Kinh

Tác giả:
Lượt nghe: 525

Đạo đức kinh là cuốn sách do triết gia Lão Tử viết vào khoảng năm 600 trước Công nguyên. Đây là một nhân vật cổ đại đầy bí ẩn đã và đang được nhiều người tìm hiểu và nghiên cứu. Tương truyền, Lão Tử vì chán chường thế sự nên cưỡi trâu xanh đi ở ẩn. Ông Doãn Hỷ đang làm quan giữ ải Hàm Cốc níu lại: “Nếu ngài quyết đi ẩn cư xin vì tôi để lại một bộ sách!”. Lão Tử bèn ở lại cửa ải Hàm Cốc viết bộ Đạo đức kinh và dặn Doãn Hỷ cứ tu theo đó thì đắc đạo. Do đó, Đạo đức kinh còn được gọi là sách Lão Tử.

Lý Thường Kiệt Đại Chiến Ung Châu Thành

Lý Thường Kiệt Đại Chiến Ung Châu Thành

Tác giả:
Lượt nghe: 55

Ngày 18 tháng 1 năm 1076, đạo quân của Lý Thường Kiệt cũng tới thành Ung châu. Mấy vạn quân của Lý Thường Kiệt, Lưu Kỷ và các tù trưởng khác vây thành Ung châu vài vòng kín như bưng. Tướng giữ thành là Tô Giám thấy thế quân Đại Việt mạnh nên đã áp dụng triệt để chính sách cố thủ để chờ viện quân, tính chỉ hai tuần lễ có thể đến nơi. Tô Giám ban đầu tin rằng Ung Châu cách Quế Châu chỉ có 14 ngày đường, nên viện binh thế nào cũng sẽ đến kịp cho nên đóng cửa thành cố thủ. Kiểm điểm binh lương, trong thành Ung lúc ấy chỉ có 2.800 quân. Dân thành Ung tất cả được gần 6 vạn người bấy giờ sợ hãi đạp nhau mà chạy. Ông đem hết công nhu (tiền công) phát hết cho dân khích lệ mọi người vững lòng, kiên trí. Kẻ nào bỏ trốn phải tội theo quân lệnh (Địch Tích là một bộ hạ dưới trướng của Tô Giám bị chém trong trường hợp này). Ông còn phao tin viện binh không còn xa thành là bao nhiêu. Trước đó con Tô [ …]

Mạnh Tử

Mạnh Tử

Tác giả:
Lượt nghe: 75

Mạnh Tử là đại biểu xuất sắc của Nho giáo thời Chiến Quốc. Trong cuốn sách Mạnh Tử của dịch giả Nguyễn Hiến Lê đã viết: “(Mạnh Tử) sinh trong một thời như vậy, hỗn loạn hơn đời Khổng Tử cả về phương diện xã hội lẫn tư tưởng mà vẫn giữ đạo nhân nghĩa của Khổng Từ, lại chịu ảnh hưởng tính tình cương cường bất khuất của Tử Tư, thì dĩ nhiên Mạnh Tử cũng phải ôm hận như Khổng Tử, mấy chục năm bôn ba các nước Lương, Tề, Lỗ, Đằng rồi rốt cuộc cũng lại trở về quê nhà trứ thư lập ngôn. Về phương diện ấy, đời ông y hệt đời Khổng Tử”  

Tuân Tử

Tuân Tử

Tác giả:
Lượt nghe: 84

Tuân Tử là người đã đưa ra tư tưởng “Nhân chi sơ tính bản ác”. Học thuyết tính ác này cho rằng: “con người sinh ra vốn dĩ là ác, có được thiện là do quá trình bồi dưỡng, giáo dục mà có. Ông cho rằng, con người khi sinh ra có đầy đủ dục vọng như ham lợi, ham sắc,…” Tuân Tử, nói đến “ác” và “thiện”: “xưa nay, thiên hạ gọi là thiện những gì hợp với sự “chính lý bình trị” gọi là ác những gì hợp với sự “thiên hiểm bội loạn”. Đó là thiện và ác”. Và thông qua cuốn sách của Nguyễn Hiến Lê bạn sẽ thấy được Triết Lý nhân sinh theo quan điểm của Tuân Tử. Tuân Tử cũng như Mạnh Tử, cả hai đều là nhân vật lịch sử, thừa kế tư tưởng, phát triển học thuyết của đức thầy Khổng Tử, nhưng kết cuộc thì khác nhau về tao ngộ. Trên lịch sử Trung quốc, Mạnh Tử đã giành được một địa vị chỉ có dưới một nấc, so với Khổng Tử, sách “Mạnh Tử” được liệt vào mười ba kinh thư, mà tầng lớp trí thức cổ kim, ai [ …]

Điệp Viên Hoàn Hảo X6

Điệp Viên Hoàn Hảo X6

Tác giả:
Lượt nghe: 68

Phạm Xuân Ẩn (sinh ngày 12/9/1927, mất ngày 20/9/2006) tham gia hoạt động cách mạng từ đầu thập niên 1950, năm 1953 được kết nạp Đảng và được giao nhiệm vụ hoạt động điệp báo. Nhằm tạo vỏ bọc tốt hơn để có thể thâm nhập sâu hơn vào giới chức chính quyền và quân đội Sài Gòn, năm 1957 ông được cấp trên bố trí cho sang Mỹ học ngành báo chí. Năm 1959, Phạm Xuân Ẩn về nước, làm việc cho Hãng tin Reuters và sau đó là tạp chí hàng đầu Time, New York Herald Tribune của Mỹ. Với kiến thức uyên bác, hiểu biết rộng, cương trực và tài năng giao tiếp, ngoại giao khác biệt, độc đáo theo kiểu lãng tử, hào hoa, ngang tàng, “chửi thề như bắp rang”, xuất hiện với phong cách thượng lưu, thừa hưởng văn hóa được đào tạo chính qui từ Mỹ, ông đã thâm nhập và là bạn tri kỷ với các tướng lĩnh, trùm an ninh mật vụ cả Mỹ và Sài Gòn, giới báo chí Việt Nam Cộng Hòa và Mỹ cũng như các chính khách chóp bu của chính quyền Sài Gòn để khai thác những [ …]

Án Lạ Phương Nam

Án Lạ Phương Nam

Tác giả:
Lượt nghe: 17

Án lạ phương Nam của tác giả Vũ Đức Sao Biển là tuyển tập những vụ án oái ăm, lạ lùng được tác giả tận mắt chứng kiến hoặc bỏ công đi tìm hiểu để lấy tư liệu viết báo. Tác giả là nhà văn, nhà báo, đã đi nhiều nơi, thăm thú nhiều vùng tổ quốc, ông đã tuyển chọn những chuyện lạ nhất, thú vị nhất từng gặp phải ở miền Nam – “vùng đất phương Nam với con người chân tình, giản dị”, để lại cho tác giả nhiều tình cảm đẹp và những điều thú vị khi làm báo. Những vụ án này mang đến nụ cười thoải mái cho người đọc, và đằng sau nụ cười, ta bắt gặp tấm lòng chân thành, đầy tình đầy lý của người dân trời Nam. Nói là án lạ vì dù là án hình sự nhưng trường hợp dẫn đến phạm tội cũng rất hy hữu, ngộ nghĩnh, như chuyện chú bé 14 tuổi trộm 180 triệu đồng nhưng sau lại trúng số tới 380 triệu đồng nên về quê trả lại tiền ăn trộm, hay chuyện anh Bính nhận tội cướp giật trước toà nhưng thực tế [ …]

Những Lời Thề Của Lê Lợi

Những Lời Thề Của Lê Lợi

Tác giả:
Lượt nghe: 97

Lê Lợi và 18 vị hào kiệt đã thủy chung cùng nhau sống chết và lo nghiệp lớn thành công. Sự kiện “Lê Lai liều mình cứu chúa” đã trở thành một biểu tượng của tình bạn, nghĩa vua tôi trong lịch sử Việt Nam.Năm Quý Tỵ (1413), cuộc kháng chiến của nhà Hậu Trần thất bại; Đại Việt chìm trong đau thương mất mát bởi chính sách cai trị tàn bạo và thâm độc của quân Minh. Tưởng chừng như sẽ bị khuất phục trước âm mưu đồng hóa của nhà Minh nhưng Đại Việt đã quật cường đứng dậy dưới ngọn cờ khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng và lãnh đạo từ năm Mậu Tuất (1418). Để bắt đầu đại nghiệp chống giặc Minh, từ năm Bính Thân (1416), Lê Lợi và 18 vị hào kiệt đã hội tụ ở đồi Bái Tranh, lưng chừng đỉnh Pú Mé (nay là thôn Xuân Thành, xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân) dâng hương, lễ vật, sinh huyết, tế cáo trời đất, kết nghĩa huynh đệ thề cùng nhau chống lại giặc Minh. Sự kiện này đã được nhiều bộ sử ghi lại. Cụ thể và nhiều nhất [ …]

Hồi Ức Người Lính Sư Đoàn 7

Hồi Ức Người Lính Sư Đoàn 7

Tác giả:
Lượt nghe: 105

Khi rút chạy khỏi Phnom Penh, Pol Pot lùa theo cả người dân đi cùng đưa sâu vào trong rừng để sử dụng họ làm nhân lực xây dựng vùng kháng chiến lâu dài. Lúc đó Sư đoàn 9 và Trung đoàn 141 của Sư đoàn 7, Quân đoàn 4 đánh mũi chủ công chính. Sư đoàn 5 đánh bên phải và Sư đoàn 7 đánh tấn công căn cứ Amleang bên trái trên đường 132 cùng nhiều Lữ đoàn trực thuộc khác. Ở đây đã diễn ra những trận chiến ác liệt và quân ta hy sinh cũng nhiều. “Lúc đó đơn vị tôi ở vòng ngoài chống sự càn quét của địch. Khu vực bên trái đội hình là Quân đoàn 4. Khi đơn vị tôi đánh trả Khmer Đỏ, gặp người dân Campuchia bị giữ lại trong rừng, họ rất vui mừng khi được bộ đội Việt Nam cứu, họ ùa chạy về phía bộ đội ta cầu cứu. Điều đó chứng tỏ  người dân Campuchia không sợ lính Việt Nam mà sợ chính người của họ. Bộ đội ta chỉ đường cho người dân Campuchia ra khỏi rừng, trở về quê hương làm ăn sính sống”…

15 Nền Văn Minh Nhân Loại

15 Nền Văn Minh Nhân Loại

Tác giả:
Lượt nghe: 69

Văn minh, văn là sự sáng tạo, minh là tốt đẹp, là sự kết hợp đầy đủ các yếu tố tiên tiến tại thời điểm xét đến để tạo nên, duy trì, vận hành và tiến hoá xã hội loài người. Các yếu tố của văn minh có thể hiểu gọn lại là di sản tích lũy tri thức, tinh thần và vật chất của con người kể từ khi loài người hình thành cho đến thời điểm xét đến. Đối nghịch với văn minh là hoang dã, man rợ, lạc hậu.

Tổng Thống Abraham Lincoln

Tổng Thống Abraham Lincoln

Tác giả:
Lượt nghe: 145

Abraham Lincoln (12 tháng 2 năm 1809 – 15 tháng 4 năm 1865) là một chính khách và luật sư người Mỹ, tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ từ năm 1861 cho đến khi ông bị ám sát vào năm 1865. Lincoln đã lãnh đạo đất nước vượt qua Nội chiến Hoa Kỳ, cuộc khủng hoảng đạo đức, văn hóa, hiến pháp và chính trị lớn nhất của quốc gia này. Ông đã thành công trong việc bảo vệ Liên bang, xóa bỏ chế độ nô lệ, củng cố chính phủ liên bang và hiện đại hóa nền kinh tế Hoa Kỳ.

Phong Tục Miền Nam

Phong Tục Miền Nam

Tác giả:
Lượt nghe: 54

Phong tục Miền Nam được nhiều tác giả sách báo Pháp – Việt đề cập như G.Coulet, Maurice Durand, Phan Kế Bính, Nguyễn Đổng Chi…Nhưng chỉ chú trọng đến miền Trung, miền Bắc; miền Nam nếu có các tác giả chỉ phác họa đôi nét. Với sự đề cập thiếu sót về phong tục Miền Nam nhiều như vậy, tác giả Vương Bằng đã dày công nghiên cứu đề tài về phong tục miền Nam để mang đến cho chúng ta một cái nhìn tổng thể đến chi tiết về phong tục miền Nam. Phong tục là các thói quen từ lâu đời của đại đa số cá nhân trong một xã hội hay một quốc gia được đúc kết thành những mẫu mực lưu truyền từ đời này qua đời khác, có khả năng ràng buộc ảnh hưởng đến đời sống các nhân trong xã hội hay quốc gia đó, và cũng bị thay đổi theo nhiều thời gian.  

Anh Hùng Bán Than

Anh Hùng Bán Than

Tác giả:
Lượt nghe: 69

Vì một cô gái, Phiêu kỵ Đại tướng quân nhà Trần bị phế truất thành anh bán than! Tự cổ chí kim “anh hùng khó qua ải mỹ nhân”, Trần Khánh Dư dù là 1 tướng tài nhưng vì một chữ “tình” quá đỗi đậm sâu với công chúa Thiên Thụy mà bị phế truất thành anh bán than.

Liệt Tử Dương Tử

Liệt Tử Dương Tử

Tác giả:
Lượt nghe: 59

Liệt Tử Dương Tử lại mang một sắc thái riêng khi chỉ có một phần mười là lí thuyết, còn chín phần kia toàn là truyện kể, chúng lôi cuốn và rất hấp dẫn, mang đậm tính triết lý những không hề khô khan và dài dòng. Liệt Tử Dương Tử nhận được rất nhiều đánh giá cao ở mặt văn chương; nhờ vậy, cuốn sách có được thứ hạng rất cao trong văn học Trung Quốc cổ đại chỉ xếp sau Trang Tử Nam Hoa Kinh. Ở thời Đường, cuốn sách còn được tôn xưng là một cuốn kinh: “Xung hư chân kinh” hay cái tên cao quý hơn là “Xung hư chí đức chân kinh”. Bên cạnh giá trị về mặt văn học, nghệ thuật, những tư tưởng, triết lý nhân sinh trong sách Liệt Tử Dương Tử cũng rất đáng được chú ý, khi chúng khai thác sâu vào đời sống, con người và xã hội,…Đến với bài viết hôm nay, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu về tư tưởng, quan điểm của Liệt Tử thông qua cuốn sách này,…