• Thể loại

  • Sắp xếp theo

  • Nhập lại
Tái Sanh

Tái Sanh

Tác giả:
Lượt nghe: 34

Tái sanh khác biệt với đầu thai như không với có. Đầu thai có nghĩa là đặt thai vào. Cái thai ấy là một đơn vị đơnthuần hay không đơn thuần, nhưng theo chỗ hiểu thông thường, nhứt định nó phải mang theo một “linh hồn”, là mộtđơn vị đơn thuần. Linh hồn này ví như một người ở nhà mướn, còn cái nhà là xác thân. Nhà ở lâu năm phải hư sập(xác thân bị hoại diệt), người ở nhà mướn dọn qua căn nhà mới (đầu thai) và cứ vậy mãi mãi. Đáng này Phật Giáo khôngnhìn nhận có cái gọi là linh hồn kể như một đơn vị đơn thuần có cá biệt và bất khả phân. Phật Giáo chỉ biết có một diễnbiến liên tục từ vô lượng tâm thức kết thành giòng nghiệp mà thôi, cũng như không nhìn nhận một cái xác thân trước sau làmột mà chỉ thấy một hiện tượng diễn biến liên tục, thay đổi không ngừng, từ có ra không, từ không ra có. Danh như sắc,sắc như danh, đều nằm trọn trong lý vô thường. Đó là sự thể và thực trạng của vạn hữu…

Đức Phật và Phật Pháp

Tác giả:
Lượt nghe: 487

“Để trình bày đời sống và giáo huấn của đức Phật cho những ai muốn hiểu Phật Giáo, nhiều quyển sách có giá trị đã được ấn hành, do những học giả Đông, Tây, trong hàng Phật tử, cũng như những người không theo đạo Phật. Người Phật tử, ở phương Đông cũng như ở phương Tây, hết lòng ca ngợi công đức của các nhà học giả đã viết ra những thiên sách hữu ích để rọi sáng Giáo Pháp. Bản khái luận mới mẻ này là một cố gắng khiêm tốn khác của một hội viên Giáo Hội Tăng Già, căn cứ trên kinh điển nam phạn (pali), các chú giải và các tập tục cổ truyền nổi bật nhứt trong những quốc gia Phật Giáo, nhứt là ở Tích Lan. Phần đầu quyển sách đề cập đến đời sống của Đức Phật. Phần nhì là Phật Pháp, giáo lý của Ngài, danh từ pali là Dhamma. Phật Pháp là một hệ thống triết học và luân lý truyền dạy con đuờng duy nhất dẫn đến Giác Ngộ, và như vậy, không phải là một đề tài học hỏi hay nghiên cứu suông để thoả mãn tri thức. [ …]