• Thể loại

  • Sắp xếp theo

  • Nhập lại

Luận Văn Tiền Lệ Pháp

Tác giả:
Lượt nghe: 1411

Kỹ Thuật Chăn Nuôi Lợn

Tác giả:
Lượt nghe: 1548

Nuôi lợn là một nghề sản xuất truyền thống, giữ vị trí quan trọng thứ nhất trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi ở nước ta. Để có thể phát triển bền vững trong tương lai, chúng ta đã và đang từng bước chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại, gia trại. Duy trì chăn nuôi nông hộ nhưng theo hình thức công nghiệp và ứng dụng công nghệ cao, khuyến khích tổ chức sản xuất khép kín, có quy hoạch vùng chăn nuôi, gắn sản xuất với giết mổ, chế biến và thị trường tiêu thụ. Để góp phần vào sự đổi mới và phát triển của nghề nuôi lợn nước ta, tăng thêm nguồn tài liệu tham khảo cho cán bộ kỹ thuật, người chăn nuôi chúng tôi biên soạn cuốn kỹ thuật nuôi lợn và phòng trị bệnh. Nội dung của sách cung cấp những kiến thức cơ bản về: – Đặc điểm sinh học của lợn. – Các giống lợn. – Chuồng trại nuôi lợn. – Kỹ thuật nuôi lợn nái sinh sản. – Kỹ thuật nuôi lợn thịt. [ …]

Chú Bé Đeo Ba Lô Màu Đỏ

Tác giả:
Lượt nghe: 1304

Nhà văn được gặp Hưng lần đầu tiên khi anh vừa nhận chức Chủ tịch huyện Thạch Biên. Khi ấy, người viết câu chuyện này đã rất ngạc nhiên khi thấy trong phòng làm việc của anh treo một chiếc ba lô đỏ cũ kĩ, bạc phếch. Còn trong tủ kính có đặt một chiếc nỏ sừng, cạnh đó là ống tên, bên trong vẫn còn tám mũi tên bạc chưa một lần được bắn đi. Bắt đầu từ chiếc ba lô, rồi đến cái nỏ sừng, rồi những mũi tên bạc, cả con ốc loe đặt ngay trên bàn làm việc của chủ tịch huyện nữa… cứ vậy, câu chuyện về quãng thời gian lưu lạc của Hưng được khơi gợi và rồi được chính anh kể lại cho nhà văn nghe. Truyện đã được viết lại một cách trung thực, những diễn biến chính chỉ “gói gọn” trong khoảng thời gian hơn hai năm kể từ khi nhân vật Hưng dời Thạch Biên cùng bố và gặp tai nạn đắm đò cho đến khi cậu ta quay trở lại quê nhà cùng cô bạn gái thân thiết. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều những ghi chép tỉ mỉ [ …]

Con người và Môi trường

Tác giả:
Lượt nghe: 1463

Sách: Giáo Trình Con Người Và Môi Trường Nhà phát hành: Công Ty Cổ Phần Sách Đại Học – Dạy Nghề Nhà xuất bản: NXB Giáo Dục Việt Nam

Nhân Gian Du Ký

Tác giả:
Lượt nghe: 1595

Phật Sống Tế Công người đời Nam Tống (1150-1209) nguyên quán thuộc huyện Thiên Thai, tỉnh Triết Giang, họ Lí tên Tu Duyên quy y tại chùa Linh Ẩn ở Tây Hồ thuộc Hàng Châu, pháp danh Đạo Tế, vì thường dùng kế giả điên để cứu đời nên thế nhân thường gọi đùa là Tế Điên. Thân Phật Sống là Kim Thân La Hán hóa thân, là Giáng Long Tôn Giả, thông hiểu sâu xa tam muội, tức là chính định, điều tâm tĩnh tọa để đạt trạng thái trực giác vô tư lự hầu thấu triệt cùng liễu ngộ Phật pháp, ý là: “Muôn pháp vốn xuất hiện bởi tâm” (Vạn pháp duy tâm sở hiện). Và tu thẳng tâm Phật không nhờ phương tiện, nên nói: “Tu tâm không tu miệng để trở thành Phật sống” (Tu tâm bất tu khẩu, tố cá tự tại Phật) vì lẽ các tăng ni thời đó chỉ “giới khẩu” không “giới tâm” cho nên Phật Sống nói lên tiếng cảnh tỉnh để giúp họ giác ngộ.

Bước vào nghề báo

Tác giả: ,
Lượt nghe: 1455

​Cuốn sách này giới thiệu những kiến thức cơ bản và kinh nghiệm của nghề viết báo, làm báo, từ lúc bước đầu tập tễnh vào nghề trải qua các giai đoạn tập sự, hành nghề ở một tòa soạn báo với những kỹ năng, phương pháp cần có về lấy tin, phỏng vấn, ghi chép, biên tập, cách viết…, cho đến giai đoạn bước ra khỏi nghề, hoặc khi chỉ còn là một nhà báo tự do. Những vấn đề quan trọng khác như đạo đức báo chí và con đường thăng tiến trong nghề nghiệp cũng được các tác giả đề cập một cách thấu đáo tinh tường và đều được trình bày rất thực tế bằng một văn phong duyên dáng, dễ đọc, dễ hiểu

Đại nghĩa diệt thân

Tác giả:
Lượt nghe: 1416

*Hồi tưởng lại năm xưa, chúng ta chẳng khỏi ngậm ngùi về nỗi thảm của tổ tiên ta, cách gần một trăm năm hồi trước, phải chịu cái cảnh thê lương nước mất nhà tan, sao dời vật đổi. Trong lúc ấy trời Đồng Nhâm ở đất Gia Định rung rinh, cây cỏ héo sầu, sanh linh đồ than. Nhắc lại tình cảnh đó để truy niệm đau khổ của người trước, mà cũng đề phòng việc về sau, đặng suy cổ nghiệm kim rồi ung đúc tâm hồn mà giữ gìn non nước, làm như vậy tưởng không phải là làm việc vô ích. Năm Tự Đức thứ 11, nhằm năm Mậu Ngọ 1858 nước Pháp lại cớ triều đình Việt Nam cấm đạo bèn phái Hải quân Trung tướng Rigault de Genouilly chỉ huy một đoàn thuyền qua đỗ bộ lên đánh hải khẩu Đà Nẵng (Tourane) có một tiểu đoàn binh Tây Ban Nha theo trợ lực. Giặc chiếm Đà Nẵng toan đánh vào đô thành Huế, nhưng gặp binh ta chống ngăn mạnh mẽ nên tiến không nổi. Qua tháng Giêng năm sau là năm 1859, Trung tướng Rigault de Genouilly bèn đổi chiến lược để [ …]

Đi tìm cầu vồng

Tác giả:
Lượt nghe: 1470

Họ là những người còn rất trẻ vừa bước chân vào cuộc đời rộng lớn và vỡ òa với biết bao điều ập đến. Có đau khổ và hạnh phúc, biết tuyệt vọng và hy vọng, nhận ra cả lý tưởng và hiện thực. Và họ đã quyết liệt chựa chọn cho mình một con đường, một lối sống. Và vì họ còn rất trẻ, và vì họ tin vào những điều mình làm nên họ sẽ thấy cầu vồng ở cuối con đường ấy.

Án mạng trên chuyến tàu tốc hành Phương Đông

Tác giả:
Lượt nghe: 1376

“Kẻ sát nhân đang đồng hành cùng chúng ta – trên chuyến tàu này…” Vừa quá nửa đêm, chuyến tàu tốc hành phương Đông nổi tiếng buộc phải ngừng lại vì tuyết rơi quá dày. Vào buổi sáng, tay triệu phú Simon Ratchett được phát hiện nằm chết trong toa riêng của mình với mười hai nhát dao, cửa khoang được khóa từ bên trong. Một trong những hành khách có mặt trên chuyến tàu là thủ phạm. Một mình giữa cơn bão tuyết cùng nhân dạng mù mờ về tên sát nhân qua lời chứng của mọi người, thám tử Hercule Poirot phải tìm ra chân tướng kẻ thủ ác giữa mười hai kẻ thù của nạn nhân, trước khi tên giết người kịp đào thoát…

Người xưa đã quên ngày xưa

Tác giả:
Lượt nghe: 1387

Sự trở lại của hiện tượng xuất bản – nhà văn của nỗi buồn tuổi trẻ “Cảm ơn người, vì đã từng một lần nắm lấy tay nhau.” Cuốn sách thứ 7 của nhà văn Anh Khang là những tiếp nối một chút nuối tiếc, một chút cô đơn, một chút sầu vọng: “sau yêu – đến chia tay”. Rồi sau đó? Sau đó… làm gì còn sau đó nữa… Người xưa đã quên ngày xưa – nghe như một tiếng thở dài, trầm buồn, thê thiết. Những tưởng rồi Anh Khang sẽ lại mang đến những nỗi buồn cũ đã gặp trong các cuốn sách trước của anh, những tưởng sẽ chỉ là những điều lặp lại, tuần hoàn, như tình cảm vốn dĩ trong mỗi người: Dẫu biết rằng tình đã hết ở người – nhưng còn ở mình, có nói cũng chỉ là chuyện cũ, nhưng chuyện cũ nói bao giờ mới hết, mới cạn vơi? Nhưng may mà, dẫu buồn, những câu văn của Anh Khang vẫn còn trong đó chút an yên, chút bình tâm: Bởi đến sau cùng, tuổi trẻ rồi cũng qua. Ước mơ đôi lúc bất thành. Tình yêu có thể không [ …]

Nhớ

Tác giả:
Lượt nghe: 1346

Huế

Tác giả:
Lượt nghe: 1472

24 sắc màu con gái

Tác giả:
Lượt nghe: 1418

Kiêu căng hơn màu đỏ Chói lóa hơn màu cam Trung lập hơn màu vàng Tươi sáng hơn màu lục Trầm dịu hơn màu lam Và mơ màng hơn màu tím. Vậy, con gái màu gì? Trong khi chờ đợi “khoa học sắc màu” lên tiếng, mời bạn xem kết quả phân tích qua 24 câu chuyện dễ thương, hóm hỉnh, duyên dáng, lao xao… được xếp theo thứ tự từ A đến Y nhưng không là bảng chữ cái thông thường, cũng không là những câu chuyện hoàn toàn hư cấu, mà 24 đặc tính ấy có thể xem như một bảng màu kỳ lạ về một cộng đồng mang tên CON GÁI.

Gia Phả Mùi Rơm Rạ

Tác giả:
Lượt nghe: 1284

“Bị cưỡng bức, giam cầm, phong toả… ba Én sống lặng lờ bên năm Sọc như cái bóng đổ dài xuống mặt sông buổi mặt trời sắp tắt. Ngày sáu Ngàn té sông chết đuối, ba Én càng lặng lẽ hơn với ngôi nhà từ đường ba gian suốt ngày u u nhang khói. Dù muốn hay không thì cũng có một ngày cô bé Hận chào đời. Kỳ lạ là chuyện chung chạ huyết thống giữa cha và con lại không để lại một khuyết tật nào trên người cô bé. Càng lớn Hận càng xinh đẹp như mẹ ngày xưa. Tuổi mười lăm, bị nhốt kín trong nhà nhưng qua dãy hành lang dài hun hút là những song tre kẽo kè kẽo kẹt, Hận đã nghe mình phải lòng một thầy giáo trẻ. Ông thầy tên Minh mở lớp gõ đầu trẻ bên nhà đối diện, thầy dạy dễ nghe dễ hiểu, toàn những điều hay lẽ phải.”

Bước vào nghề báo

Tác giả: ,
Lượt nghe: 1649

​Cuốn sách này giới thiệu những kiến thức cơ bản và kinh nghiệm của nghề viết báo, làm báo, từ lúc bước đầu tập tễnh vào nghề trải qua các giai đoạn tập sự, hành nghề ở một tòa soạn báo với những kỹ năng, phương pháp cần có về lấy tin, phỏng vấn, ghi chép, biên tập, cách viết…, cho đến giai đoạn bước ra khỏi nghề, hoặc khi chỉ còn là một nhà báo tự do. Những vấn đề quan trọng khác như đạo đức báo chí và con đường thăng tiến trong nghề nghiệp cũng được các tác giả đề cập một cách thấu đáo tinh tường và đều được trình bày rất thực tế bằng một văn phong duyên dáng, dễ đọc, dễ hiểu