• Thể loại

  • Sắp xếp theo

  • Nhập lại
Tạng Thư Sống Chết

Tạng Thư Sống Chết

Tác giả:
Lượt nghe: 194

Trong tác phẩm này, thầy Soyal tập trung vào các vấn đề làm sao để hiểu ý nghĩa thực thụ của sự sống, làm sao để chấp nhận cái chết, và làm sao để giúp đỡ người sắp chết, và người đã chết. Chết là một phần tự nhiên của sự sống, mà tất cả chúng ta chắc chắn sẽ phải đương đầu không sớm thì muộ Hoặc là ta tảng lờ nó, hoặc là ta chạm trán với viễn ảnh cái chết của chính mình, và bằng cách tư duy sáng suốt về nó, ta cố giảm thiểu những khổ đau mà cái chết có thể mang lại. Tuy nhiên, trong cả hai cách, không cách nào chúng ta có thể thực thụ chinh phục được sự chết.

Cánh Cửa Mãn Nguyện

Cánh Cửa Mãn Nguyện

Tác giả:
Lượt nghe: 123

Tác phẩm này như một chìa khóa mở ra con đường dẫn dắt những hành giả sơ căn đến với Pháp. Do đó, những ai quan tâm đến nó sẽ hưởng được những lợi ích lớn lao. Đối với Lama Zopa Rinpoche tác phẩm này đã trở thành nền tảng cho những kinh nghiệm hết sức xác thực về Pháp. Với sự toàn tâm toàn ý, tôi một lòng hoan hỉ giới thiệu luận giảng này. Tôi chân thành dâng lời cầu nguyện, nguyện rằng cuốn sách này sẽ góp phần xoay chuyển tâm thức của tất cả chúng sanh hướng về Pháp và dẫn dắt họ mau chóng đến bến bờ Giác Ngộ hỉ lạc và an lành.

Sống Là Dần Chết

Sống Là Dần Chết

Tác giả:
Lượt nghe: 112

Những chỉ dẫn dành cho phật tử sẽ là giống nhau trong suốt quá trình trình hấp hối, tại thời điểm chết và sau khi chết, cho dù một người ở độ tuổi cao chết bình an trong giấc ngủ hay một người đột tử vì những nguyên nhân và điều kiện đưa đến cái chết đã chín muồi. Thông tin đối với quá trình hấp hối, chết và những gì xảy ra sau khi chết được đề cập trong quyển sách này là sự trình bày rất đơn giản về một truyền thống cụ thể và cổ xưa của phật giáo. Mặc dù nhiều truyền thống phật giáo xác tín khác có đưa ra những lời khuyên tương tự, nhưng do mỗi truyền thống phát triển dựa trên những thuật ngữ và ngôn từ riêng, do đó một vài chi tiết có thể được diễn đạt theo cách khác nhau. Xin [quý vị độc giả] đừng hiểu lầm và cho rằng những điểm khác biệt này là mâu thuẫn.

Bàn Về Tây Du Ký Của Ngô Thừa Ân

Bàn Về Tây Du Ký Của Ngô Thừa Ân

Tác giả:
Lượt nghe: 131

Bàn về Tây Du Ký viết sau khi đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh trình chiếu bộ phim “Tây Du Ký”. Dương Khiết đạo diễn. Tập này được soạn giả xem là Hoa Ngọc lan, tập Ba; tiếp theo Hoa Ngọc Lan, tập Một, xuất bản năm 1998. Nhà Xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh; Hoa Ngọc Lan, tập Hai, xuất bản tháng 03 năm 2000, Nhà Xuất bản Tôn Giáo.

Vòng Tái Sinh

Vòng Tái Sinh

Tác giả:
Lượt nghe: 73

Quyển Vòng Tái Sinh, tác giả H.K.Challoner khác với đa số các sách về luân hồi và nhân quả thường gặp ở điểm không những nó nói về cách luật tác động, mà còn cho thấy vị trí đúng thực của chúng là một thành phần của luật Tiến Hóa. Lại nữa, sách có nét đặc biệt là theo dõi sinh hoạt của một linh hồn trải qua nhiều kiếp, nhân và quả mỗi kiếp được phân tích giảng giải với cái nhìn minh triết—từ ái của bậc Chân Sư. Vì những điểm ấy, sách có thể được coi như viên ngọc quí có giá trị vượt bực so với những tác phẩm đang lưu hành về cùng đề tài. Chắc chắn sách giúp ích bạn đọc khi tìm hiểu về ý nghĩa cuộc đời và cơ chế hoạt động của sự sống, cho hiểu biết về luật, và nhờ vậy tránh được những đau khổ do vô minh gây ra.

Trái Tim Của Bụt

Trái Tim Của Bụt

Tác giả:
Lượt nghe: 78

Trái tim của Bụt là Phật pháp căn bản để dạy cho người xuất gia, đã và đang được sử dụng bởi các giáo thọ trẻ ở Việt Nam, dùng giảng dạy trong các trường Phật học cơ bản. Cuốn sách tập hợp 25 bài phật pháp căn bản. Các vị giáo thọ trẻ ở Việt Nam dùng “Trái Tim Của Bụt” làm tài liệu giảng dạy và họ cũng sử dụng nhiều tư liệu khác của Làng Mai. Trải qua quá trình dạy dỗ và thực tập thì tác giả đã sáng tạo ra được những pháp môn rất mầu nhiệm mà những người tại gia và cư sĩ cũng có thể thừa hưởng được. Những quan niệm như tăng thân, tăng nhãn, làm mới, soi sáng, thiền lạy, đệ nhị thân v.v … là những hoa trái của sự thực tập và học hỏi ở Làng Mai, Hiện nay cuốn sách không những được sử dụng trong giới xuất gia mà còn được sử dụng trong giới tại gia…

Mặt Trời Tâm Thức

Mặt Trời Tâm Thức

Tác giả:
Lượt nghe: 96

Giữa bóng tối và ảnh sảng có sự trải rộng của duy nhất một thứ, chứ không phải hai thứ. Nhưng đối với chúng ta dường như có hai thứ. Nếu bạn hỏi một nhà khoa học, vị đó sẽ phủ nhận sự tồn tại của cả hai. Những gì chủng ta gọi là bóng tối không là gì ngoài ít ảnh sảng hơn, và những gì chúng ta gọi là ảnh sảng, không là gì ngoài ít bóng tối hơn. Sự khác nhau là về tỷ lệ. Do vậy, có những con chim có thể nhìn trong bóng tối. Đối với bạn, nó tối. Đối vói chúng, nó không tối. Tại sao? Bởi vì đôi mắt của chúng có thể nhìn thấy những tia sáng rất mờ. Đôi mắt bạn không chỉ khó nhìn thấy ảnh sảng mờ như thế mà cũng không có khả năng nhìn thấy ảnh sảng chói lòa. Nếu ảnh sáng rất chói chiếu vào đôi mắt bạn chúng sẽ bị mù và không thể nhìn. Có một dải ảnh sảng có thể nhìn thấy: Dưới dải đó là bóng tối, và trên nó cũng là bóng tối. Dải ảnh sảng chúng ta có thể [ …]

Bóng Áo Nâu

Bóng Áo Nâu

Tác giả:
Lượt nghe: 22

Thượng tọa Chơn Thanh là người học trò xuất sắc của Hoà thượng chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Phải khẳng định rằng Thượng tọa rất nhiệt tình đối với sinh hoạt của Giáo hội chúng ta. Mặc dù tuổi đời chưa nhiều, nhưng Thượng tọa đã trang nghiêm thân tâm bằng hạnh nguyện gắn bó mật thiết với đạo, nên Thượng tọa đã được quý tôn túc tín nhiệm, cơ cấu vào Hội đồng Trị sự Trung ương và phân công làm Phó Văn phòng 2 Trung ương của Giáo hội.

Chết Đi Về Đâu

Chết Đi Về Đâu

Tác giả:
Lượt nghe: 68

Chết đi về đâu là tuyển tập các bài pháp thoại của thầy Nhật Từ tại Hoa Kỳ, Úc châu và Việt Nam. Dựa vào kinh điển Phật giáo thuộc các truyền thống khác nhau, thầy Nhật Từ đã phân tích những trở ngại về tâm lí trước cái chết thường làm cho cái chết diễn ra sớm hơn và đau đớn hơn. Nếu chết được hiểu là tiến trình tự nhiên mà mỗi hữu thể đều phải trải qua thì nỗi sợ hãi về cái chết sẽ trở thành nỗi ám ảnh, trước nhất là từ hữu thức sau đó là từ vô thức, làm cho cuộc sống con người trở nên tẻ nhạt và đáng sợ. “Chết đi về đâu” không nhằm giải đáp “cảnh giới đi về” của mọi người và mọi loài mà nhằm phân tích dưới góc độ Phật học sự tương thích về nhân quả và nghiệp của con người trong tiến tình tái sinh.

Lời Ru Chạm Mặt Trời

Lời Ru Chạm Mặt Trời

Tác giả:
Lượt nghe: 33

Lời ru của ngoại đã khiến cho mẹ tôi lớn lên sống với tâm hồn và bàn tay mở rộng. Và lời ru ấy mẹ tôi đã chuyền đạt qua tôi, dẫn tôi vượt qua lối cũ, bước tới con đường lớn của người xuất gia, khi mới mười ba tuổi. Khi sống đời xuất gia, trong tôi không những chỉ còn lời ru vang vọng dẫn lối đưa đường đơn điệu của mẹ, mà lời ru ấy đã được hòa quyện với lời ru của thầy. Thầy tôi không những chỉ chăm sóc tôi như một vị thầy, một vị cha mà còn chăm sóc tôi như một bà mẹ. Một bà mẹ của tâm hồn và nghị lực.

Chuyện Cửa Thiền

Chuyện Cửa Thiền

Tác giả:
Lượt nghe: 69

Minh Đức Triều Tâm Ảnh là bút hiệu của Tỳ kheo Giới Đức, một thiền sư, một nhà thơ, một người am tường hội họa và một nhà thư pháp Việt nổi tiếng, đồng thời là một cao thủ cờ tướng. Sư là một trong những người có công gây dựng một thảo am ở đèo Hải Vân trở thành chùa Huyền Không nổi tiếng. Sư hiện đang trụ trì tại Thiền Viện Huyền Không Sơn Thượng, Hương Hồ, Thừa Thiên Huế. Đúng như tên gọi, Chuyện cửa thiền ghi lại những mẩu chuyện ngắn diễn ra nơi cửa thiền. Những mẩu truyện ngắn, thậm chí rất ngắn này được kể lại bằng một giọng điệu nhẩn nha, điềm đạm, giản dị như cuộc sống mà vẫn thấm đẫm những triết lý sâu xa của nhà Phật và lấp lánh nụ cười hóm hỉnh, nhân từ của một bậc tu hành đắc đạo.

An Lạc Từ Tâm

An Lạc Từ Tâm

Tác giả:
Lượt nghe: 71

Con người có thể hạnh phúc tươi vui, không chút phiền não mãi được không? Người đang yêu lo sợ mất người yêu, người có tiền sợ mất của, người đắc ý sợ ngày bất đắc chí… rốt cục có “hạnh phúc đích thực” hay không? Liệu con người có thể sống mãi trong niềm tin, hy vọng và không bao giờ thất vọng? Hòa thượng Thánh Nghiêm sẽ cùng bạn xem xét các khía cạnh khách quan khiến con người không được hạnh phúc như: sinh, lão, bệnh, tử là khổ, oán thù phải gặp gỡ, ân ái phải biệt li, phiền muộn do thân tâm mang lại… và ngài sẽ từng bước dẫn dắt chúng ta vượt lên lớp mây mù gây nên đau khổ, không những cho chúng ta biết lí do tại sao con người đau khổ mà còn chỉ rõ cho chúng ta hướng đi tìm “hạnh phúc đích thực”…

Bí Mật Của Những Bí Mật 1

Bí Mật Của Những Bí Mật 1

Tác giả:
Lượt nghe: 117

Thế kỉ 20 đã chứng kiến những tiến bộ vượt bậc của khoa học và công nghệ làm nền tảng thúc đẩy sự phát triển của nhân loại trên bình diện vật chất: toàn thế giới đi vào nền kinh tế thông tin và tri thức, xã hội chuyển biến thành xã hội tri thức. Cả trái đất nay đã trở thành như một cái làng, một việc xảy ra ở bất kì ngõ ngách nào trên thế giới thì lập tức toàn thể thế giới đều được biết tới ngay. Tâm linh theo Osho không phải là hệ thống đẳng cấp các lực lượng tinh thần chi phối thế giới vật chất. Trái lại, theo Osho, tâm linh đích thực chính là sự phát triển tâm thức của mỗi người, để sống một cách hoàn toàn tỉnh táo, có ý thức trong mọi suy nghĩ, hành động, tư tưởng, tình cảm của mình và tham gia vào các hoạt động sáng tạo trong thế giới vật chất.

Mộng Đông Thiền Sư Di tập

Mộng Đông Thiền Sư Di tập

Tác giả:
Lượt nghe: 94

Nói đến thiền là nói đến đạo lý Đạo Phật, nói đến Đạo Phật là nói đến các vị thiền quả chân thật, nói đến giáo lý Đạo Phật là nói đến kho tàng triết lý thuyết minh về thực tánh của vạn hữu và nghệ thuật của lẽ sống nhân sinh qua rừng kinh điển thâm sâu vi diệu được gồm trong 3 tạng Kinh Luật Luận. Giáo lý của Đạo Phật tuy rộng sâu như vậy nhưng có hệ thống đấy, lời dạy nào của Phật cũng xứng hợp với chân lý, pháp môn nào cũng hợp với căn cơ của chúng sanh, nên Phật pháp được gọi là giáo pháp khế cơ khế lý.

Ánh Đạo Vàng

Ánh Đạo Vàng

Tác giả:
Lượt nghe: 74

Trí Phật là trí kim cương, thân Phật là thân kim sắc, cõi Phật là cõi hoàng kim, thì Ðạo Phật tất nhiên là Ðạo Vàng. Ánh Ðạo Vàng là kim quang của đức Từ bi rộng lớn phá màn vô minh, chỉ rõ đường chánh. Một đời thị hiện của Phật đều vì việc ấy, mà nhất cử nhất động của Phật cũng không ra ngoài mục đích ấy. Bạn Võ Đình Cường  trong quyển Ánh Đạo Vàng này đã phát tâm thuật lại lịch sử của Phật với ngòi viết lưu lợi, lối văn kiều diễm làm độc giả cảm thấy dường như đang sống trong làn không khí Từ bi. Thật là một công trình rất vĩ đại, rất bổ ích cho thế đạo, nhân tâm.